NguyễnNhă- HànChấnHoa
Home ] 客观资料TưLiệu ChủQuyen VN ] Tham-Luận Biển Đông ] Chinese Landmen ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Hải-phận Việt-Nam - Triệu Km2 (tiếp) ] Forum Openings ] TàiLiệu PhápLư ] Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Monique-C-Gendreau ] Facts & Fictions ] VN vs Chinese ] VN Sovereignty ] VN Water Culture ] SRVN's View ] Observers' Seat ] Taiwan Analysis ] Naval Battles ] Time Line ] NguyễnNhă-NghiênCứu HoàngSa ] [ NguyễnNhă- HànChấnHoa ] CáchNhìn LịchSử XâmLược ] China Arguments ] China's Boundary ] China's Policy ] China Next War ] ChinaPropaganda-LuuVanLoi ] Giải Ảo! HăyTỉnh Giấc Mơ Ma ] Bộ H́nh ChiếnTrường HQ-4 ] AnhHùng NguyễnThànhSắc ] Hải-Chiến theo BùiThanh ] Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến ] ChiếnThuật ĐầuChữ T ] DanhSách CốThủ HoàngSa ] Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa ] Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến ] Hải-Chiến theo Trung-Cộng ] HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa ] HQ16-HQ5 Bắn Nhau ] HQ5-Ră Ngũ ] Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu ] Lố bịch kiểu Tàu phù ] Hải-Chiến theo LữCôngBảy ] NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa ] Đại-Tá Ngạc Ở Đâu ] Pḥng-Tai của HQ-4 ] QuanBinhTC HoàngSa1974 ] TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT ] TâySa HảiChiến ] ThuỷThủĐoàn HQ-4 ] T́m Hiểu Gerald Kosh ] ToànTập TàiLiệu HCHS ] Tổng-kết Hải-Chiến ] Hồi Kư Của NgườiVề Từ HoaLục ] Trận HoàngSa Hồ Hải ] TrươngVănLiêm-HQ5 ] TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử ] Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm ] GiớiThiệu Dự Án ] Thư HT PhạmTrọngQuỳnh ] TrùmMền HôXungPhong ]

 

Tiến-Sĩ Nguyễn Nhă phản bác tài-liệu Hàn Chấn Hoa

Hoàng Sa và Trường Sa, mảnh đất thiêng của Việt Nam - Kỳ 3: Những viện dẫn hoang đường
Tuổi Trẻ Online 01:18:05, 03/01/2008
Hăn Nguyên Nguyễn Nhă, Tiến sĩ Sử học Vào năm 1909, lợi dụng Việt Nam mất quyền tự chủ, bị Pháp đô hộ, chính quyền Quảng Đông nhà Thanh, Trung Quốc chỉ mới đặt vấn đề và có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Tây Sa tức Hoàng Sa, chưa đề cập đến Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam.

Từ năm 1935, để phản ứng hành động của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam, Trung Hoa Dân Quốc mới bắt đầu dịch hết các tên hải đảo ở biển Đông và gọi Nam Sa là quần đảo Macclessfield. Sau đó Trung Hoa Dân  Quốc vẽ bản đồ với biên giới biển xuống tận gần Bornéo. Đến năm 1947, sau khi giải giáp quân đội Nhật ở đảo ITU-ABA (Ba B́nh) thuộc quần đảo Trường Sa, chính quyền Tưởng Giới Thạch mới gọi Nam Sa để chỉ Trường Sa của Việt Nam tức quần đảo Spratley. Song năm 1950 quân Tưởng đă rút khỏi các đảo vốn đến giải giáp quân Nhật ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4.1956 quân Pháp rút khỏi Việt Nam, các nước lợi dụng khoảng trống của lực lượng pḥng thủ của chính quyền ở miền Nam, trong đó Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm của Hoàng Sa, Đài Loan chiếm đảo ITU - ABA (Ba B́nh).

Như thế, từ thập niên 30 đến thập niên 70, ban đầu Trung Quốc chỉ đưa ra luận điểm "Nam Sa thuộc lănh thổ Trung Quốc từ lâu đời, bất khả tranh nghị", sau đó, cũng như quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mới đưa ra luận điểm "Trung Quốc là nước phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất" và "quản hạt sớm nhất"! Thời gian th́ lại bất nhất. Khi th́ vào đời Tống, khi th́ vào đời Hán.

 Từ thập kỷ 80 trở đi, trong văn kiện Bộ Ngoại giao ngày 30.1.1980, cũng như trong Bộ tư liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa, Trung Quốc viện dẫn vu vơ mang tính suy diễn. Văn kiện này đă dẫn cuốn Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn và cuốn Phù Nam truyện của Khang Thái đời Tam Quốc. Song nghiên cứu nội dung của Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn và Phù Nam truyện của Khang Thái, chúng ta không thấy có bằng chứng nào về sự phát hiện quần đảo Nam Sa cũng như Tây Sa. 

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc như nhóm Hàn Chấn Hoa đă t́m kiếm trong sách sử những địa danh như Từ Thạch, Trường Thạch, Thiên Lư Trường Sa, Vạn Lư Thạch Đường, Trường Sa, Thạch Đường, ...là những đảo san hô hay cát ven biển hoặc vùng biển ven bờ để chú giải, gán ghép cho Nam Sa, mà chính địa danh Nam Sa này cũng chỉ mới đặt ra và lại di chuyển như đă nêu trên, từ đảo Macclesfield (năm 1935) đến vùng Spratly (năm 1947),  một khoảng cách xa hơn 500 cây số về phía Nam. Sự tùy tiện gán ghép của các nhà nghiên cứu Trung Quốc được thể hiện rất rơ khi th́ Vạn Lư Thạch Đường lúc chỉ Tây Sa, Trung Sa, lúc th́ chỉ Nam Sa.

Văn kiện ngoại giao ngày 30.1.1980 c̣n dẫn các sách Mộng Lương Lục đời Tống, Đảo Di Chí Lược đời Nguyên, Đông Tây Dương Khảo và Thuận Phong Tương Tống đời Minh, Chỉ Nam Chinh Pháp và Hải Quốc Văn Kiến Lục đời Thanh, cho rằng những sách đó không những đă lần lượt đặt cho 2 quần đảo Tây Sa và Nam Sa những tên "Cửu Nhũ Loa Châu", "Thạch Đường", "Thiên Lư Thạch Đường", "Vạn Lư Thạch Đường", "Trường Sa", "Thiên Lư Trường Sa", "Vạn Lư Trường Sa"... mà c̣n đặt cho các đảo đá ngầm và  băi cát thuộc 2 quần đảo này nhiều tên gọi h́nh tượng linh động...

Chúng ta thử lật từng trang các sách dẫn trên hoặc coi những đoạn trích mà các nhà nghiên cứu như nhóm Hàn Chấn Hoa đă dẫn ra để chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc. Sách Mộng Lương Lục của Ngô Tự Thu viết năm 1275 không viết ǵ ngoài việc đề cập đến địa danh Thất Châu và Thất Châu Dương Côn Lôn, trong một đoạn văn như sau: "Nếu dùng thuyền đi ṿng ra nước ngoài buôn bán, th́ ra biển từ Tuyền Châu, đi liên tiếp qua Thất Châu Dương, ở thuyền ḍ nước sâu hơn 70 trượng... Từ xưa người đi thuyền đă nói: "Đi sợ Thất Châu, về sợ Côn Lôn" cũng sâu hơn 50 trượng. Nếu người buôn chỉ đến Đài Ôn, Tuyền Phúc buôn bán, không phải qua biển lớn Thất Châu Dương và Côn Lôn. Nếu có ra biển tất phải từ cảng Tuyền Châu, đến cửa Đại Dũ mới có thể ra biển đi rộng ra nước ngoài". Thế mà nhóm biên tập Hàn Chấn Hoa ghi chú rằng Thất Châu ở đây là quần đảo Nam Sa, c̣n Thất Châu Dương chỉ vùng biển một dải quần đảo Tây Sa và hàm ư minh chứng chủ quyền thuộc Trung Quốc.

Sách Đảo Di Chí Lược của Uông Đại Uyên đời Nguyên cũng chỉ đề cập đến Côn Lôn, Thạch Đường, Vạn Lư Thạch Đường và cho rằng: "Ngày xưa núi Côn Lôn c̣n gọi là quần đồn sơn. Núi cao mà vuông, bệ chân núi mấy trăm dặm rành rành giữa biển cả đứng thành thế chân vạc với Chiêm Thành và núi Tây Trúc, dưới có biển Côn Lôn, nhân đó mà có tên ấy. Thuyền buôn đi Tây Dương phải qua (biển đó) cho nhanh, thuận gió th́ 7 ngày đêm có thể vượt qua được. Ngạn ngữ nói "Trên có Thất Châu, dưới có Côn Lôn"”. Sách Đảo Di Chí Lược c̣n chép rằng vỉa đá (xương) Thạch Đường sinh ra  từ Thiều Châu  liên tiếp như con rắn dài, nằm ngang kéo dài trong biển. Các nước vượt biển có câu: "Vạn Lư Thạch Đường - Thuyền từ cửa Đại Dũ treo 4 buồm, cưỡi gió rẽ sóng trên biển như bay đến Tây Dương, có thể mất hơn 100 ngày, lấy số dặm đi được trong một ngày đêm mà tính th́ vạn dặm cũng chưa đủ. Một mạch đến Qua Da, một mạch đến Bột Nê  đến Cổ Lư, một mạch đến đất Côn Lôn xa xôi của Tây Dương cho nên Tử Dương Chu Tử nói rằng đất hải ngoại cùng mạch đất Trung Nguyên liên tiếp nhau có phải thế không? Xem biển cả mênh mông không bờ bến, trong ẩn dấu Thạch Đường, ai mà rơ được?”.

Thế mà nhóm Hàn Chấn Hoa ghi chú núi Côn Lôn là quần đảo Nam Sa và biển Côn Lôn cũng chỉ quần đảo Nam Sa và hàm ư minh chứng chủ quyền thuộc Trung Quốc!.

Nhóm Hàn Chấn Hoa ghi chú rằng: "Đăng Điền Phong Bát cho rằng Vạn Lư Thạch Đường là quần đảo Trung Sa. Chúng tôi (nhóm Hàn Chấn Hoa) cho rằng: "Thạch Đường đă phân bố tại các khu vực từ Triều Châu đến Java đến Bột Nê (Calimanlan), Cổ Lư địa muôn (đảo Đế Uẩn) và Côn Lôn. Như vậy Vạn Lư Thạch Đường rơ ràng bao gồm các đảo Nam Hải trong đó có các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa".

Đông Tây Dương Khảo của Chương Tiếp (đời Minh)  quyển 9, Châu Sư Khảo, Tây Dương Châm Lộ, bản có lời tựa năm Mậu Ngọ Vạn Lịch đời Minh (1618)  cũng vậy, có đoạn chép rơ vị trí của Thất Châu Dương, Vạn Lư Thạch Đường như sau: "Ở Chư Sơn... dùng kim la bàn đến thành Tây Nam, đến khoảng 13 canh đến Thất Châu Sơn, Thất Châu Dương (Quỳnh Châu)", và chỉ nói rằng:

"Trong biển phía Đông huyện Văn Xương 100 hải lư có núi, nhô liền 7 ngọn, trong có suối, nước ngọt ăn được là nơi quân của Lưu Thân nhà Nguyên đánh đuổi Tống Đoạn Tông bắt được người thân của vua Tống là Du Diên Khuê".

"Tục truyền xưa đây là Thất Châu, ch́m xuống thành biển, thuyền qua dùng sinh (Ḷng trâu hoặc dê), cháo tế vua đi tuần biển nếu không hung thần làm ác, thuyền qua đó rất nguy hiểm. Hơi lấn sang phía Đông là Vạn Lư Thạch Đường tức là cái mà Quỳnh Chi gọi là Thạch Đường Hải. Thuyền phạm vào Thạch Đường, ít cái thoát được. Thất Châu Dương đo độ sâu nước 130 sải".

"... Thuyền đến Thất Châu Dương và Ngoại La gặp mấy ngày này cần nhắc thân thuyền, không được lệch về Tây, Tây không có nước, cần trệch về phía Đông. Phàm đi thuyền, phải xem nước phía Tây sắc xanh, thấy nhiều "băi lăng ngư" (là lạng sóng), lấn về Đông tất mầu nước đen; mầu xanh, có cây gỗ mục trôi và chim vịt kêu, tiếng như chim trắng đuôi mang đen ấy là hướng đúng (chính chân). Nếu ngại vào mà cho thuyền chạy lệch về phía Đông, chạy trong 7 canh là Vạn Lư Thạch Đường  trong có 1  núi đá đỏ không cao. Nếu thân thuyền cạn lại thấy đá phải đề pḥng cẩn thận!".

Đến đây, nhóm Hàn Chấn Hoa ghi chú Thất Châu Dương là Tây Sa, Thất Châu, Vạn Lư Thạch Đường...  chỉ chung các đảo Nam Hải.

Sách Thuận Phong Tương Tống chép: "Ngày xưa các bậc tiên hiền Thượng Cổ đi trên biển, đều sử dụng phổ biến la bàn 24 vị  (ngôi). Đường chính đi Thất Châu Dương  trên không rời Cấn (Đông Bắc đến Đông) dưới không rời Khôn (Tây Nam đến Tây)".

Hải Đạo Chân Kinh là hợp biên 2 sách Thuận Phong Tương Tống và Chỉ Nam Chính Pháp (cuối Khang Hy nhà Thanh) có đoạn chép: "Thất Châu Dương nước sâu 120 thác (sải tay). Khi đi và khi về, tế cô (những cô hồn) bằng tam sinh (lợn, trâu, dê) rượu ngọt, cháo. Thuyền lấn sang Đông chim nhiều, lấn sang Tây cá nhiều" .

"Giao Chỉ Dương thấp phía Tây, có đảo cỏ, nước chảy xiết, có lau sậy nhiều củi, các cá bay, lấn sang Tây có bái phong ngư. Đo độ sâu của nước được 45 sải. Lấn sang phía Đông đi thuyền 7 canh có Vạn Lư Thạch Đường" .

Sách Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quưnh  cũng chép vị trí của Vạn Lư Trường Sa: "Phía Nam ngấn cát nối tiếp đến Việt Hải là Vạn Lư Trường Sa. Phía nam cách một  biển  gọi là Trường Sa Môn. Lại từ đầu phía nam cũng sinh ngấn cát đến Vạn Châu ở Quỳnh Hải gọi là Vạn Lư Trường Sa. Phía nam băi cát ấy lại mọc đá rạng đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lư Thạch Đường. Trường Sa Môn ấy với Nam Ao ở phía tây bắc và với đảo Đại Tinh ở B́nh Hải đứng đối nhau như ba chân vạc. Trường Sa Môn từ nam đến bắc rộng ước 5 canh đường. Những thuyền Phiên, tàu Tây qua lại với các nước Nam Dương, Lữ Tông, Văn Lai, Tô Lộc đều do Trường Sa Môn mà ra. Gió bấc th́ lấy Nam Ao làm chuẩn, gió nồm th́ lấy Đại Tinh làm chuẩn. Duy từ các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến đi sang Đông Nam Dương th́ qua Sa Mă Ki Đầu Môn ở Đài Loan mà đến các nước Lữ Tống. Thuyền Tây Dương đi phía Đông biển Côn Lôn Thất Châu ở phía ngoài Vạn Lư Trường Sa, qua Sa Mă Ḱ Đầu Môn mà đến Phúc Kiến và Chiết Giang. Thuyền Nhật Bản th́ lấy thẳng đường dây cung mà đến Trung Quốc, đến Nam Dương th́ đi phía ngoài Vạn Lư Trường Sa, mênh mông không lấy ǵ làm chuẩn được, đều từ Việt dương trong khoảng các đảo ấy mà đến Thất Châu".

Đến đây sách Hải Văn Kiến Lục của Trần Luân Quưnh (đời nhà Thanh) đă bắt đầu viết rơ về vị trí của Vạn Lư Trường Sa song không có cơ sở để nói rằng Vạn Lư Trường Sa chỉ Nam Sa hay Trường Sa của Việt Nam. Càng không thể là bằng chứng về sự  xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên quan điểm này. Thật rối mù và tùy tiện! Khi th́ các học giả Trung Quốc cho Vạn Lư Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa, có khi là Vạn Lư Thạch Đường lại là quần đảo Tây Sa (đảo "Đá Đỏ" Hồng Thạch Dữ), lúc là "Thạch đảo" (đảo đá)  trong cụm đảo Thượng Thất Đảo thuộc quần đảo Nam Sa, khi Thạch Đường chỉ quần đảo Đông Sa. Đông Sa đă di chuyển đầu tiên từ chỗ gần bờ biển Quảng Đông tới vị trí hiện nay. Khi  Thiên Lư Thạch Đường chỉ quần đảo Nam Sa. Trong phần chú của Hải Quốc Văn Kiến Lục, khi ghi chú Thiên Lư Trường Sa, Vạn Lư Thạch Đường chỉ chung các đảo Nam Hải. Trong phần chú các sử sách đời Thanh như trong dẫn chứng Tổng đồ vẽ phủ châu huyện sách đời Thanh năm 1800, trong Thanh Hội Phủ Châu Huyện sách Tổng đồ do Hiền Phong vẽ năm 1800, lại chỉ Thất Châu Dương là quần đảo Tây Sa. Có chỗ ghi Vạn Lư Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa và Nam Sa như ghi chú Đại Thanh Trung Ngoại Thiên Hạ Toàn Đồ năm 1709 hay Thanh Trực Tỉnh Phân Đồ năm 1724, Hoàng Thanh Các Trực Tỉnh Phân Đồ trước 1755, hoặc Trường Sa chỉ quần đảo Tây Sa, Nam Sa trong ghi chú Đông Nam Hải Di đồ trong sách Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi năm 1621 và nhiều bản đồ khác!

Như chúng ta đă biết, với những dẫn chứng rất mơ hồ và rối mù trên, các học giả Trung Quốc cố gán ghép tùy tiện cho Tây Sa hay Nam Sa. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ th́ những sự kiện xảy ra chỉ loanh quanh ở vùng biển gần Phúc Kiến, Quảng Đông, không xa về phía Nam, rồi dần dần sau 1907 các địa danh Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa mới bắt đầu xuất hiện. Chính Nam Sa cũng thay đổi di chuyển từ Trung Sa hiện giờ xuống Nam Sa hiện nay cách hơn 500, 600 km! (C̣n tiếp)

H.N. Nguyễn Nhă

 

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

TT -  Thứ Năm, 06/12/2007, 07:27 (GMT+7)

Một đảo lớn trong quần đảo

 Hoàng Sa. Trung Quốc đă ngang nhiên xây sân bay trên đảo

Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lư ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.

 

Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.

Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đă cố gắng t́m kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần th́ xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lănh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

Những luận cứ cố gán ghép

* Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

 

- Nhật kư trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

- Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đă khẳng định năm 1816 vua Gia Long đă xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

- An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đă đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của ḿnh ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau:

1.

Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đă thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.

Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái B́nh Hoàn Vũ Kư, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) th́ vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lư Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".

2.

Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đă viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".

Nhóm Hàn Chấn Hoa đă cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ tŕnh "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô ḿnh Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.

C̣n việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết t́m hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là băi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lư về phía đông nam.

3.

Các đảo Nam Hải đă được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

Bằng chứng thuyết phục

Máy bay Trung Quốc ở Hoàng Sa. Hiện Trung Quốc đă tổ chức tour du lịch tham quan Hoàng Sa chỉ dành cho người Trung Quốc!

Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đă vẽ cực nam của lănh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đă ghi rơ cực nam lănh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lănh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Kư Sự của Thích Đại Sán đă cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lư Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đă xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rơ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ c̣n lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồPhủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quư Đôn.

Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rơ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Băi Cát Vàng. C̣n tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta t́m thấy những bản tấu, phúc tấu của các đ́nh thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc văng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đ́nh hoăn kỳ văng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngăi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Băi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lư Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

 

Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

- Hải Ngoại Kư Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Kư Sự đă nói đến Vạn Lư Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đă sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lư Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các ḥn đảo này, song đều không có giá trị ǵ để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

TS NGUYỄN NHĂ