05/03/18 |
|
Diễn-Tiến Trận Hải Chiến tại QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Ngày 19 tháng 1 năm 1974 Trần Đỗ Cẩm
ĐÔI LỜI CẢM TẠ Muốn ghi lại chính xác một sự kiện lịch sử đă xảy ra khá lâu trong quá khứ, cần tham khảo nhiều phúc tŕnh chính thức, sách vở liên quan v.v... được phổ biến rồi kiểm chứng bằng lời tường thuật của những nhân chứng mắt thấy tai nghe. Tài liệu trên giấy trắng mực đen cho chúng ta biết chính xác những chi tiết về không gian và thời gian, nhưng thường khô khan v́ thiếu phần nhân sự. Mặt khác, lời mô tả của nhân chứng tuy sống động nhưng lại thiếu trung thực v́ yếu tố chủ quan và dựa vào kư ức dễ phôi pha theo thời gian. Tuy nhiên, nếu phân tích cặn kẽ rồi tổng hợp cả hai nguồn tài liệu, chúng ta có thể có một bức tranh vừa trung thực vừa sống động. Từ năm 1990, chúng tôi đă bắt đầu sưu tầm bài vở, giấy tờ ghi chép về trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra cách đây trên một phần tư thế kỷ. Rất tiếc, những tài liệu này hiện không có nhiều. Các h́nh ảnh, lệnh hành quân, phúc tŕnh chính thức v.v... của HQ/VNCH liên quan tới trận hải chiến, nếu tồn tại, đều nằm trong tay Việt Cộng. Về phía Hoa Kỳ, chúng tôi không t́m được một tài liệu chính thức nào, ngoại trừ vài ba bản tin nhỏ không mấy quan trọng đăng trong các tờ tuần báo hay nhật báo như Times, Newsweek, New York Times v.v... Khi viết thư hỏi pḥng quân sử của Hải Quân Hoa Kỳ, họ đều từ chối với lư do "không t́m ra manh mối". Phần Trung Cộng cũng chỉ có một số sách báo tuyên truyền lố bịch theo kiểu Cộng Sản, đại khái như bài thơ tả cảnh ngư dân Tàu Đỏ trèo lên chiến hạm Việt Nam liệng lựu đạn vào "lỗ châu mai". V́ vậy, bài viết như một tài liệu tham khảo này phần lớn dựa vào những cuộc phỏng vấn và hồi kư rải rác chưa hẳn chính xác của một số nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới trận hải chiến. Trong suốt khoảng thời gian sưu tầm tài liệu, chúng tôi đă nhận được sự trợ giúp quí báu của một số người liên hệ. Tác giả chân thành cảm tạ những nhân chứng sau đây đă sốt sắng trả lời các cuộc phỏng vấn và cung cấp tài liệu để chúng tôi có thể hoàn thành bài viết này: 1. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Đội Trưởng Hải Đội HQ/VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Trên cương vị một cấp chỉ huy ngoài chiến trường, ông đă cung cấp những chi tiết chính xác về trận hải chiến cũng như những lư do đưa đến nhiều quyết định chiến thuật quan trọng. Đại Tá Ngạc cũng đă có những bài viết về Hoàng Sa nhân dịp kỷ niệm 25 năm rất giá trị. 2. HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4[1]. Trung Tá San là Sĩ Quan thâm niên hiện diện trên biển tại Hoàng Sa trước khi Đại Tá Ngạc nhận quyền Hải Đội Trưởng. Là người luôn ưu ái hải quân, "mến đồng đội, thương con tàu", những lời tường thuật, hồi kư v. v... của ông là nguồn tài liệu vô giá. 3. HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cựu Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5. Là Hạm Trưởng của Soái Hạm, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Hải Đội, Trung Tá Quỳnh đă cho biết nhiều diễn biến quan trọng hiếm có liên quan tới trận hải chiến cũng như những hoạt động của HQ-5 tại Hoàng Sa. 4. Hải Quân Trung Úy Nguyễn Đông Mai, Sĩ Quan Hải Pháo của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10. Trung Úy Mai là người sống sót lúc HQ-10 bị ch́m trong trận hải chiến. Sau khi được vớt từ bè đào thoát đưa về bệnh viện, Trung Úy Mai đă ghi vào nhật kư nhiều chi tiết chưa từng được tiết lộ liên quan tới HQ-10. Có thể nói đây là những lời tường thuật trung thực và sống động duy nhất về những giây phút cuối cùng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo. 5. Hạm-Trưởng Nguyễn Văn Tánh, Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11. Là thành phần tăng viện cùng với Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6, HQ-11 không tới Hoàng Sa kịp thời để tham dự trận hải chiến. Tuy nhiên Hạm Trưởng Tánh đă cung cấp nhiều chi tiết chính xác về trường hợp tham dự của HQ-11 cũng như một số chi tiết sau khi trận hải chiến đă xảy ra. Ngoài những nhân chứng kể trên, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu và hồi kư về trận hải chiến tại Hoàng Sa. Tập sách "Hạm Đội HQ/VNCH" của tác giả Bảo Biển ghi chép tổng quát về trận hải chiến và một số chiến hạm, chiến đĩnh thuộc HQVNCH. Bài viết của tác giả Đào Dân là sĩ quan trên Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 kể lại nhiều chi tiết giá trị về hoạt động của chiến hạm này. Đây là những tài liệu nghiên cứu hữu ích. Ngoài ra, cuốn sách biên khảo giá trị "Địa Lư Biển Đông Với Hoàng Sa Và Trường Sa" của tác giả Vũ Hữu San cũng là nguồn tài liệu tham khảo quí báu. Lời cám ơn đặc biệt được chân thành gửi tới một số bạn trẻ chúng tôi chưa từng gặp mặt nhưng đă sốt sắng trợ giúp để loạt bài về trận hải chiến Hoàng Sa được trang trọng ra mắt độc giả. Những bạn trẻ này, ngoài tài năng và thiện chí, c̣n có nhiều điều đáng khâm phục hơn. Tuy trưởng thành và hấp thụ nền học vấn tại ngoại quốc, nhưng họ đă biểu lộ một tinh thần quốc gia vững chắc và nặng ḷng với các chiến sĩ QLVNCH cũng như đất mẹ Việt Nam. Trước hết là JW Nguyen, người chủ trương website "Việt Nam Chiến Tranh và Lịch Sử" (http://vietnam.glypto.com/) hiện được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận và hoan nghênh nồng nhiệt trên Internet. Với tài năng sáng tạo tuyệt vời và trực giác thẩm mỹ bén nhậy, "webmaster" JW Nguyen đă tích cực cố vấn và trợ giúp phần kỹ thuật tŕnh bày các "webpages" khiến những gịng chữ khô khan, h́nh ảnh rời rạc phối hợp chặt chẽ thành những bức tranh vô cùng linh hoạt. Ngoài mặt tŕnh bày, chúng tôi c̣n được sự trợ giúp quí báu về phần h́nh ảnh của một bạn trẻ có nhiều năng khiếu thiên bẩm khác. Đó là anh Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Australia đă cung cấp một số h́nh ảnh hiếm có dùng trong bài viết. Anh Quang có đặc tài sưu tầm h́nh ảnh, tài liệu, và xây dựng những mô h́nh bằng plastic liên quan tới các Quân Binh Chủng VNCH. Đặc biệt về Hải Quân, anh có một bộ sưu tập gồm đầy đủ các h́nh ảnh về chiến hạm, chiến đĩnh cũng như huy hiệu của các đơn vị Hải Quân VNCH. Anh đă thực hiện nhiều cuộc triển lăm mô h́nh và h́nh ảnh QLVNCH được giới thưởng ngoạn nhiệt liệt hoan nghênh. Ngạn ngữ có câu: "Một tấm h́nh bằng ngàn chữ viết". Nếu độc giả nhận thấy những tấm h́nh do hai người bạn trẻ nói trên sưu tầm, tô điểm và sắp đặt c̣n giá trị hơn chính bài viết, điều này cũng không lấy ǵ làm lạ! Sau cùng, chúng tôi cũng cám ơn nhiều thân hữu, bạn bè khác đă trợ giúp và khuyến khích để bài viết được thành h́nh. Tác giả cũng cám ơn quí độc giả đă bỏ th́ giờ quí báu theo dơi trận hải chiến tại Hoàng Sa. Những ư kiến phê b́nh và chi tiết đóng góp sẽ được trang trọng đón nhận để bài viết thêm đầy đủ và chính xác. Trân trọng. (Viết năm 1998, tu chỉnh tháng 1 năm 2004)
I. PHẦN MỞ ĐẦU Vào đầu năm 1974, trong lúc t́nh h́nh chiến sự tại Việt Nam trở nên vô cùng sôi động với các trận đánh lớn diễn ra trên khắp bốn vùng chiến thuật, ngoài khơi Biển Đông đă xảy ra một trận hải chiến có tầm vóc lịch sử giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận hải chiến này có hậu quả vô cùng quan trọng, không những liên quan tới cục diện an ninh Việt Nam, vùng Đông Nam Á mà cả toàn cầu. Về phương diện lịch sử, đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 13 khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dưới thời nhà Trần đánh thắng quân Mông Cổ, Nam quân lại đụng độ với Bắc quân trên mặt biển. Về mặt hậu quả, sau khi lấn chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng đă công khai gây hấn với các quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á, thực hiện kế hoạch bành trướng tại Biển Đông nhằm khống chế và uy hiếp toàn vùng. Riêng đối với Việt Nam, việc Trung Cộng ngang nhiên xua quân xâm lấn quần đảo Hoàng Sa lại càng quan trọng, v́ đây mới chỉ là bước đầu đưa tới hành động tiến xa hơn về phía Nam, thôn tính luôn quần đảo Trường Sa và làm bá chủ Biển Đông. Mất Hoàng Sa và Trường Sa, hai tiền đồn chiến lược che chở trước mặt, không những Việt Nam bị mất hết quyền lợi kinh tế tại Biển Đông mà c̣n bị hoàn toàn khống chế về mặt pḥng thủ chiến lược. Cũng như những lần đụng độ trước đây với kẻ thù truyền kiếp, tuy lực lượng xâm lăng phương Bắc mạnh hơn gấp nhiều lần, các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă noi gương Thánh Tổ Trần Hưng Đạo anh dũng chiến đấu, gây cho địch những tổn thất nặng nề. Qua ḍng lịch sử của hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi kẻ thù mạnh th́ chúng ta kiên nhẫn lùi bước, lănh thổ quốc gia tạm thời bị ngoại nhân xâm chiếm. Nhưng Việt Nam ta "hào kiệt thời nào cũng có", sớm muộn ǵ gia sản của tổ tiên cũng sẽ được khôi phục, và các quần đảo thân yêu Hoàng Sa cùng Trường Sa sẽ măi măi là phần lănh thổ bất khả phân của tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại giao thông tiến bộ vượt bực như ngày nay, mọi tranh chấp giữa các quốc gia không chỉ đơn thuần liên quan tới những phe liên hệ, mà không ít th́ nhiều cũng ảnh hưởng tới nền an ninh của toàn vùng hay toàn cầu. Việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về quần đảo Hoàng Sa cũng không ngoại lệ. Do đó, để hiểu rơ tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa, chúng ta cần biết rơ bối cảnh quân sự cũng như chính trị tại vùng Đông Nam Á cũng như trên thế giới lúc bấy giờ.
II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Vào thời điểm năm 1972, qua sự trung gian của Ngoại Trưởng Kissinger, Hoa Kỳ đă dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" để ve văn Trung Cộng. Thế giới lúc đó gồm các cường quốc Hoa Kỳ, Nga Sô và Trung Cộng được chia ba theo thế "chân vạc" như thời Tam Quốc. Phe nào chiếm được đa số sẽ nắm phần lợi thế. Đối với Hoa Kỳ, tuy cả Nga Sô lẫn Trung Cộng đều là các quốc gia Cộng Sản, nhưng Nga Sô vẫn luôn luôn là kẻ thù chính cần phải loại bỏ trước. V́ vậy, nếu thuyết phục được Trung Cộng trở thành đồng minh, phe Hoa Kỳ sẽ có hai trong ba chân vạc, Nga Sô bị cô lập ở thế "lưỡng đầu thọ địch" không sớm th́ muộn cũng sẽ bị sụp đổ. Lúc đó, Hoa Kỳ sẽ tay đôi "một chọi một" với Trung Cộng và có lẽ sẽ không cần dùng sức tới mạnh quân sự mà chỉ cần mở mặt trận kinh tế cũng đă đủ chi phối được một nước Trung Hoa tuy rộng lớn, đông dân nhưng nghèo đói. Khi Trung Hoa đă nằm trong quĩ đạo kinh tế thị trường do Hoa Kỳ chủ động, ngoài việc Hoa Kỳ sẽ mặc t́nh thao túng mà c̣n mở cửa được một thị trường tiêu thụ khổng lồ trên một tỷ dân khiến nền kinh tế thêm thịnh vượng. Đề cập tới tầm quan trọng của sự bành trướng thị trường này, một chuyên gia trong giới kinh tế, tài chánh Hoa Kỳ thường ao ước: "Chỉ cần mỗi người dân Trung Cộng uống một lon Coca Cola và ăn một cái Hamburger mỗi năm, nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ". Về phía Trung Cộng, tuy biết rơ âm mưu thôn tính bằng kinh tế của Hoa Kỳ, nhưng cũng không thể làm ǵ hơn. Sau hơn một nửa thế kỷ cùng người anh em Nga Sô theo chế độ Xă Nghĩa Mác Lê, Trung Cộng đă không t́m được thiên đường Cộng Sản mà chỉ thấy địa ngục đói khổ, dân chúng ngày càng ta thán nên cuối cùng cũng phảitheo tiếng gọi của bao tử. Thà theo kẻ thù "Tư Bản" mà được ăn no c̣n hơn đọc thánh kinh của họ Mao với chiếc bụng rỗng. V́ vậy, cuộc viếng thăm thủ đô Bắc Kinh của Tổng Thống Nixon đă đánh dấu sự thành công của chính sách "ngoại giao bóng bàn". Ngoài những quyền lợi về kinh tế và chính trị, kể từ nay Hoa Kỳ cũng không c̣n phải bận tâm về "ḷ thuốc súng Đông Nam Á" v́ đă có đồng minh mới Trung Cộng ghé vai gánh vác. Được Hoa Kỳ chính thức bàn giao, Trung Cộng cũng thấy đây là cơ hội bằng vàng để thực hiện giấc mộng bá chủ vùng Đông Nam Á của ḿnh. Hành động đầu tiên trong tham vọng này là xua quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Về phía Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh chính sách bỏ rơi vùng Đông Dương bằng cách bán đứng miền Nam Việt Nam chỉ vài năm sau đó. Do đó, khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào năm 1974, đồng minh Hoa Kỳ chẳng những đă không trợ giúp Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) về phương diện quân sự cũng như ngoại giao, mà trước đó, c̣n dọa dẫm và khuyến cáo Hải Quân VNCH đừng tham chiến. Chính các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không giám nghĩ rằng Hải Quân Việt Nam sẽ ra khơi v́ lực lượng đôi bên quá chênh lệch. Những "cố vấn" kiêm chuyên gia về Hải Quân này dự đoán rằng các chiến hạm Việt Nam sẽ lặng lẽ rút lui bỏ mặc quần đảo Hoàng Sa thân yêu êm thấm rơi vào tay giặc. Những ước đoán trên được căn cứ vào thái độ của Hải Quân Hoa Kỳ lúc đó đang làm bá chủ Biển Đông nhưng cho biết họ đứng ngoài ṿng tranh chấp. Ngoài ra, họ cũng không đồng ư việc xử dụng các khinh tốc đĩnh (PT boat) tại Đà Nẵng, tuy với thủy thủ đoàn Việt Nam điều khiển nhưng lại do Hoa Kỳ kiểm soát. Ngay tới khi trận hải chiến đă kết thúc, lực lượng HQ Hoa Kỳ vẫn c̣n từ chối tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam lâm nạn, một điều trái ngược hẳn với qui luật của người đi biển. Cho tới nay, chúng tôi đă nhiều lần viết thư yêu cầu pḥng Quân Sử của Hải Quân Hoa Kỳ cung cấp những dữ kiện đă được giải mật về trận Hải Chiến Hoàng Sa, nhưng lúc nào họ cũng trả lời "không có bất cứ một tài liệu nào liên quan trong hồ sơ lưu trữ". Đây là một điều rất khó tin v́ lúc đó, Hải Đoàn 77 (Task Force 77) của HQ Hoa Kỳ gồm nhiều mẫu hạm và các chiến chạm yểm trợ tổng cộng gần 20 tàu chiến đang hoạt động tại vị trí "Yankee" (Yankee Station) trong Vịnh Bắc Việt, cách Hoàng Sa về phía Đông Bắc không xa. Thật sự Hoa Kỳ có hoàn toàn "không biết" hay đứng ngoài vụ tranh chấp hay không? Hoa Kỳ đă "mũ ni che tai" v́ lư do ǵ? Mời độc giả tuần tự theo dơi các diễn biến của trận hải chiến tại Hoàng Sa, hy vọng sẽ t́m được câu trả lời. Nhưng ngoài sự dự đoán của Hoa Kỳ cũng như của Trung Cộng, Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa dù đơn độc và cô thế "lưỡng đầu thọ địch" cũng đă dùng hết sức tham chiến. Các chiến sĩ áo trắng đă can đảm nổ súng vào quân xâm lăng và chiến đấu đến tận cùng khả năng của ḿnh. Sau trận hải chiến, dư luận báo chí quốc tế đă bày tỏ nhiều thiện cảm qua những bài b́nh luận rất thuận lợi cho Việt Nam trong khi lên án quân xâm lược Trung Cộng. Trước khi đi sâu vào chi tiết trận hải chiến, tưởng cũng cần nêu lên một vài điểm liên quan đến việc sưu tầm tài liệu. Nói chung, đây là việc rất khó khăn v́ đa số đă bị thất lạc hoặc vùi chôn trong quá khứ. Thứ nhất, trận hải chiến xảy ra cách đây đă lâu nên những chi tiết ngay cả đối với những người đă trực tiếp tham dự không ít th́ nhiều cũng bị mai một với thời gian. Vả lại, mỗi nhân chứng tùy theo vị trí và hoàn cảnh sẽ có tầm nh́n và nhận xét khác nhau, do đó việc tường thuật trung thực mọi chi tiết như một máy quay phim thiết tưởng không thể nào thực hiện được. Thứ hai, tuy đă có một số bài viết về Hoàng Sa nhưng những tài liệu này phần lớn dựa vào kư ức nên thiếu chính xác và chưa đủ để nói lên tầm vóc quan trọng của biến cố lịch sử này. Thứ ba, v́ miền Nam đă bị Cộng Sản xâm chiến nên những tài liệu chính thức như các phúc tŕnh hậu hành quân của các chiến hạm tham chiến cũng như của BTL/HQ rất khó sao lục lại. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, báo Le Courier du Vietnam cho biết ngày nay c̣n có một bản Tổng Kết Hải Chiến Hoàng Sa của BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH lưu giữ tại Hà Nội. V́ những lư do trên, tuy khả năng và hoàn cảnh hạn hẹp, chúng tôi cũng cố gắng thuật lại trận hải chiến tại Hoàng Sa, càng gần với sự thật càng tốt, căn cứ vào những tài liệu thâu thập được phối kiểm với lời kể lại của các nhân chứng. Tác giả may mắn và hănh diện được là bạn cùng khóa 11 SQHQ Nha Trang với hai trong số bốn vị Hạm Trưởng tham chiến, đó là HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5. Hai Hạm Trưởng c̣n lại là HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16) thuộc khóa 10 SQHQ Nha Trang và cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà thuộc khoá 12 SQHQ Nha Trang là các khóa sinh sát trên và dưới trong lúc cùng học tại Nha Trang nên cũng có dịp quen biết ít nhiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng có dịp tiếp chuyện nhiều lần với HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật trong trận hải chiến tại Hoàng Sa. Chúng tôi cũng cám ơn anh bạn trẻ Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Úc Châu đă trợ giúp sưu tầm nhiều h́nh ảnh và chi tiết hiếm có. Nhưng dù sao, bài viết này chắc chắn sẽ c̣n rất nhiều thiếu sót và kém chính xác, tác giả mong mỏi sẽ được những người biết chuyện thẳng thắn phê b́nh xây dựng và bổ túc để phần tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa được thêm đầy đủ. Chúng tôi hoàn toàn ư thức được rằng dù bao nhiêu báo chí sách vở cũng không sao tường thuật đầy đủ và nói hết được tầm quan trọng của biến cố lịch sử Hoàng Sa. V́ vậy bài viết này chỉ mang mục đích đóng góp nhỏ nhoi vào kho tài liệu hải sử, với kỳ vọng những người khác hoặc thế hệ mai sau sẽ thực hiện một pho Hải Sử đầy đủ xứng đáng với tinh thần hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ Hoàng Sa. Để dễ dàng theo dơi, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về vị trí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa, sau đó tŕnh bày chi tiết về trận hải chiến và cuối cùng sẽ nêu lên một số nhận xét và b́nh luận.
Bản đồ Biển Đông. Quần-đảo Hoàng-Sa ở phía Bắc, quần-đảo Trường-Sa ở phía Nam.
III. KHÁI LƯỢC VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA (xem bản đồ Biển Đông)
1. BIỂN ĐÔNG, XÁC ĐỊNH MỘT DANH TỪ Trên các bản đồ cũng như hải đồ quốc tế, vùng biển cực Tây của Thái B́nh Dương nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa thường được gọi là South China Sea. Theo thông lệ, các nhà hàng hải thời xưa thường lấy tên khu vực đất liền lân cận để đặt tên vùng biển tiếp giáp. V́ vậy, trên bản đồ, chúng ta thấy những tên biển quen thuộc như: Biển Ấn Độ hay Ấn Độ Dương (Indian Ocean), Biển Nhật Bản (Sea of Japan), Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin), Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) hay Vịnh Mễ Tây Cơ (Gulf of Mexico) v.v... Do đó, South China Sea chỉ đơn thuần được dùng để chỉ vùng biển nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa. Tuy có chữ "China" trong đó nhưng danh từ này không bao hàm ư nghĩa "của" hay "thuộc về" Trung Hoa, cũng như Vịnh Mễ Tây Cơ không phải là tài sản riêng của Mexico. Sở dĩ cần xác định như trên để tránh những hiểu lầm, v́ rất có thể khi thấy chữ "China", một số người có thể vội vàng ngộ nhận là "của Trung Hoa". Riêng đối với người Việt Nam, tuy South China sea ở phía Nam Trung Hoa, nhưng lại nằm về hướng Đông của Việt Nam, nên thiết tưởng "Biển Đông" là tên chính xác để mệnh danh vùng biển thân yêu này. Hơn nữa, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đă có danh từ Biển Đông. Bằng chứng là những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc như: "Dă tràng xe xát Biển Đông, Nhọc ḿnh mà chẳng nên công cán ǵ" Hoặc "Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn". Trong bài "Văn Tế Cá Sấu" bằng tiếng Nôm của đại học sĩ Nguyễn Thuyên cũng có câu như sau: "Ngạc ngư kia hỡi mày có hay, Biển Đông rộng răi là nơi mày, Phú Lương đây thuộc nơi Thánh vực, Lạc lối đâu mà lại tới đây?" Nhận xét như trên, chúng tôi mạnh dạn đề nghị các sách báo của người Việt nên dùng danh xưng Biển Đông để thay thế cho từ ngữ Nam Hải hay South China Sea. Đây không những là một việc làm "danh chính ngôn thuận", mà c̣n nhắc nhở chúng ta luôn luôn nhớ đến vùng biển thân thiết nằm về phía Đông nước Việt đă gắn liền với vận mạng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử.
2 . VỊ TRÍ Trên bản đồ hàng hải, quần đảo Hoàng Sa là một chuỗi gồm trên 100 đảo nhỏ nằm ngoài khơi Việt Nam, giữa kinh tuyến 111 độ - 113 độ Đông và vĩ tuyến 15 độ 45 - 17 độ 05 Bắc. Nói khác đi, quần đảo này cách bờ biển Đà Nẵng chừng 170 hải lư (khoảng 300 cây số) về hướng Đông và có khoảng cách đều từ 400 hải lư đến 500 hải lư (720 cây số đến 900 cây số) đối với các hải cảng Sài G̣n, Hải Pḥng, Hương Cảng và Manila. Theo truyền thuyết, toán thám sát dưới triều vua Gia Long báo cáo quần đảo này có nhiều băi cát vàng, v́ vậy nên được đặt tên là Hoàng Sa.
3. ĐỊA THẾ Trên các hải đồ quốc tế, quần đảo Hoàng Sa được gọi là Paracel Islands hay Paracels. Có người cho rằng tên Paracel bắt nguồn từ chữ Bồ Đào Nha "Paracel" có nghĩa là "đá ngầm". Giả thuyết này nghe cũng khá hợp lư v́ mấy thế kỷ trước đây, dân Bồ Đào Nha (Portugal) và Tây Ban Nha (Spain) có rất nhiều hải thuyền nổi tiếng chu du thám hiểm ṿng quanh thế giới. Đi tới đâu, họ dùng ngôn ngữ của nước ḿnh để đặt tên cho những vùng biển hay đất lạ chưa được ghi chép trên bản đồ. Hơn nữa, các đảo trong vùng Hoàng Sa thường rất thấp, chỉ cao chừng vài ba thước trên mặt biển nên trông như những băi đá ngầm khi thủy triều lên. Giả thuyết thứ hai cho rằng "Paracel" là tên một thương thuyền thuộc công ty Đông Ấn của người Anh bị mắc cạn và ch́m tại vùng Hoàng Sa vào khoảng thế kỷ thứ 16. Chúng tôi thiết nghĩ giả thuyết thứ hai này có vẻ hữu lư hơn, v́ trong quần đảo Hoàng Sa c̣n có nhóm đảo Amphitrite lấy tên của một tàu Pháp gặp nạn tại Hoàng Sa khi vượt biển buôn bán với Trung Hoa vào thế kỷ thứ 17. Theo các bản đồ cổ của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa mang tên băi Cát Vàng hay Cồn Vàng v́ cát tại đây thường có màu vàng, nhất là tại đảo Quang Ḥa. Người Trung Hoa gọi vùng Hoàng Sa là Hsisha hay Xisha Quandao tức là Tây Sa quần đảo. Quần đảo Hoàng Sa gồm có rất nhiều đảo lớn, đảo nhỏ, cồn cát, băi cát, đá ngầm v.v... nên rất khó xác định tổng cộng có bao nhiêu "đơn vị". Đảo cao nhất là Rocky Island nhô cao khỏi mặt nước chừng 20 thước. Sách cổ Việt Nam cho biết có cả thảy chừng 130 đảo, cồn, băi v.v... Tuy nhiên, trên các hải đồ quốc tế chúng ta thấy chỉ ghi nhận vài ba chục đảo lớn. Tưởng cũng cần nói thêm, ngoài các đảo, cồn và đá nổi cao khỏi mặt nước, vùng Hoàng Sa c̣n có hai băi ngầm (Bank hay Shoal) rất lớn luôn luôn ch́m dưới mực nước biển, đó là Macclesfield và Scarborough Shoal nằm về hướng Đông. Những băi ngầm hay vùng nước cạn giữa biển này rất nguy hiểm cho các tàu bè qua lại v́ khi thời tiết tốt, mặt biển trông rất phẳng lặng b́nh yên không có dấu hiệu de dọa nào, chỉ khi trời nổi sóng gió mới thấy những lượng sóng bạc đầu trên các vùng băi hay đá ngầm. Nếu chỉ kể riêng những đảo (đá, đất, băi cát, cồn ... cao hơn mặt biển), quần đảo Hoàng Sa được các nhà hàng hải chia thành hai nhóm chính: đó là nhóm Trăng Khuyết và nhóm An Vĩnh.
A. Nhóm Trăng Khuyết (Crescent Group - xem bản đồ quần đảo Hoàng Sa) Những đảo thuộc nhóm này kết hợp lại thành một h́nh cánh cung hay lưỡi liềm nên được đặt tên là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, tên quốc tế là Crescent hay Croissant. Đây là nhóm đảo quan trọng nhất nằm về phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, tức là gần với đất liền Việt Nam nhất. Nhóm này gồm 7 ḥn đảo chính và một số băi ngầm. 1. Đảo Hoàng Sa (Pattle Island) Đây là ḥn đảo chính của quần đảo, nhưng lại không phải là đảo lớn nhất. Đảo này h́nh bầu dục, chiều dài khoảng 950 thước, rộng khoảng 650 thước. Các cơ sở quân sự, đài khí tượng, hải đăng, cầu tàu ... được đặt trên ḥn đảo này. Những cơ sở nói trên đa số được thiết lập từ thời Pháp, đều thuộc quyền sở hữu của VNCH. Ngoài ra c̣n có các kiến trúc khác như Miếu Bà, Nhà Thờ, bia chủ quyền Việt Nam và đường xe gọng dẫn ra cầu tàu để chuyển vận phân bón. V́ là đảo chính có nhiều cơ sở hành chánh nên được dùng làm tên chung cho cả quần đảo. Đảo Hoàng Sa đủ lớn để thiết lập một phi đạo ngắn tầm. Vào đầu năm 1974, VNCH dự trù xây cất một phi trường tại đây nhưng khi toán công binh thám sát được tàu Hải Quân chở ra tới nơi th́ đảo bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Dưới thời VNCH, có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Ḥa Vang thuộc tiểu khu Quảng Nam đồn trú thường trực. 2. Đảo Cam Tuyền (hay Hữu Nhật - Robert Island) Đảo mang tên một xuất đội dưới triều nhà Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Nhật. Diện tích đảo này chừng 0.32 cây số vuông, nằm cách đảo Hoàng Sa chừng 3 hải lư về hướng Nam. Đảo có một ṿng san hô bao chung quanh, có chỗ ăn liền tới bờ đảo. 3. Đảo Duy Mộng (Drummond Island) H́nh bầu dục, cao chừng 4 thước trên mặt biển, diện tích chừng 0.41 cây số vuông. Nước tương đối sâu, tàu lớn có thể vào sát bờ chỉ cách vài ba trăm thước. Trước trận hải chiến tại Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, đa số các chiến hạm Trung Cộng tập trung quanh đảo này. 4. Đảo Quang Ảnh (hay Vĩnh Lạc - Money Island) Quang Ảnh là tên một vị đội trưởng dưới triều Nguyễn tên thật là Phạm Quang Ảnh. Vào thời vua Gia Long, vị đội trưởng này thường đem hải thuyền ra Hoàng Sa để thu lượm hải vật. Đảo cao chừng 6 thước, diện tích gần nửa cây số vuông. Chung quanh đảo có nhiều đá ngầm và san hô rất nguy hiểm cho tàu bè. 5. Đảo Quang Ḥa (Duncan Island) Là ḥn đảo lớn nhất trong nhóm Trăng Khuyết với diện tích chừng nửa cây số vuông. Quanh đảo là băi cát mầu vàng, có lẽ v́ vậy mà cả quần đảo mang tên Hoàng Sa, băi Cát Vàng hay Cồn Vàng. V́ có nhiều đảo nhỏ nối liền với nhau bằng giải cát ch́m ngầm dưới biển khi nước lớn nên có một số hải đồ chia đảo này thành hai đảo Quang Ḥa Đông và Quang Ḥa Tây. Chung quanh đảo có ṿng san hô bao bọc. Trong trận hải chiến giữa HQ/VNCH và Trung Cộng, chiến hạm đôi bên đă đụng độ tại mặt Tây của đảo này, chỉ cách mấy hải lư. 6. Đảo Bạch Quỷ (Passu Island) Đảo cấu tạo bằng san hô, rất thấp, chỉ nhú lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Đảo rất trơ trọi khiến người khó có thể sinh sống. 7. Đảo Tri Tôn (Triton Island) Gần với đất liền Việt Nam nhất. Đảo trơ trọi toàn đá và san hô chết. 8. Các Băi Ngầm Ngoài các đảo chính nêu trên trong vùng biển thuộc nhóm Trăng Khuyết c̣n có một số băi ngầm đáng kể và rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại sau đây: - Băi Antelope Reef: gồm toàn san hô ngầm, nằm về phía Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông đảo Quang Ảnh. - Băi Vuladdore: nằm về hướng Đông Nam của nhóm Trăng Khuyết, các chừng 20 hải lư. - Băi Discovery Reef: là băi ngầm lớn nhất. Đây là một ṿng rộng toàn san hô, chiều dài chừng 15 hải lư và rng chừng 5 hải lư.
B. Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) Nằm về hướng Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. An Vĩnh nguyên là tên của một xă thuộc tỉnh Quảng Ngăi thời trước. Sách Đại Nam Thực Lục Tiên Biên chép về xă này như sau: "Ngoài biển xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, Quảng Ngăi có hơn 100 cồn cát kéo dài tới không biết mấy ngàn dậm, tục gọi là Vạn Lư Hoàng Sa Châu ... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn có đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xă An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm th́ tới nơi ... " Nhóm An Vĩnh c̣n có tên là Amphitrite hay Tuyên Đức, gồm nhiều đảo tương đối lớn và cao. Sau đây là một số đảo chính: - Đảo Phú Lâm. - Đảo Cây, c̣n gọi là đảo Cù Mộc. - Đảo Lincoln. - Đảo Trung. - Đảo Bắc. - Đảo Nam. - Đảo Tây. - Đảo Ḥn Đá. Hải đảo quan trọng nhất trong nhóm An Vĩnh là đảo Phú Lâm, c̣n gọi là Woody Island nằm cạnh đảo Ḥn Đá nhưng diện tích lớn hơn nhiều. Trước đệ nhị thế chiến, ngưới Pháp tại Đông Dương đă khai thác những đảo thuộc nhóm An Vĩnh. Họ cũng thiết lập tại đây một đài khí tượng giống như trên đảo Hoàng Sa. Sau thế chiến thứ hai, người Pháp tại Đông Dương phái chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm lại các đảo tại vùng Hoàng Sa từ tay người Nhật vào tháng 6 năm 1946. Nhưng sau đó v́ chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Pháp phải rút quân về đất liền. Lợi dụng cơ hội Hoàng Sa bị bỏ trống, Trung Hoa lấy cớ giải giới quân Nhật đă lén đổ quân lên đảo Phú Lâm rồi chiếm đóng đảo này. Ngoài ra, họ cũng tiến xa hơn về phía Nam, chiếm luôn đảo Thái B́nh (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1947, người Pháp tại Đông Dương chính thức phản kháng hành động chiếm đóng các hải đảo bất hợp pháp của Trung Hoa và phái chiến hạm Le Tonkinois ra Hoàng Sa. Thấy đảo Phú Lâm đă bị chiếm đóng và pḥng thủ kỹ lưỡng, chiến hạm này quay về đảo Hoàng Sa (Pattle Island) để đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam lên giữ đảo. Khi Trung Hoa Dân Quốc phải bỏ Hoa Lục chạy sang Đài Loan, họ cũng rút quân ở đảo Phú Lâm và Thái B́nh về. Măi tới 7 năm sau khi làm chủ được lục dịa, Trung Cộng mới cho quân chiếm đóng Đảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956. Trong nhóm An Vĩnh, ngoài Phú Lâm c̣n có một ḥn đảo quan trọng khác, đó là đảo Lincoln, nằm về phía Đông của nhóm. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa với diện tích chừng 1.6 cây số vuông hay tương đương 400 acres, bề cao chừng 3 - 4 thước. Hiện nay, dự đoán có chừng 4,000 quân Trung Cộng chiếm đóng trên các đảo tại vùng Hoàng Sa.
4. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách "Phủ Biên Tạp Lục" của ông Lê Quí Đôn đă đề cập tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đă khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ "Hoàng Việt Địa Dư Chí" được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và cuốn "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" của Phan Huy Chú (1782 - 1840). Hơn nữa, bộ "Đại Nam Nhất Thống Chí" trong cuốn nói về tỉnh Quảng Ngăi có kể việc Chúa Nguyễn cho thành lập đội Hoàng Sa gồm 70 người cứ mỗi năm vào tháng 3 th́ ra đảo thu lượm hải vật rồi trở về vào tháng 8. Vào năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua cũng sai quan quân dùng thuyền chở gạch đá ra dựng một ngôi chùa và bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa có khắc hàng chữ nôm "Minh Mạng năm thứ 16". Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức giám mục Taberd đă viết trong cuốn sách "Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của họ" (Universe, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau: "Tôi không kể dài ḍng vềnhững đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đă chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những ḥn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các băi cát mà những người đi biển đều kinh hăi. Tôi không rơ họ có thiết lập cơ sở ǵ ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lănh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đă long trọng trương lá cờ tại đây". Trong tác phẩm "Hồi kư về Đông Dương", ông Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đă chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cơi Đông Dương, họ cũng tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đ̣i nhà Thanh phải bồi thường v́ có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Các quốc gia trong vùng Đông Nam Á cũng mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Vào đầu thế kỷ 20, một công ty Nhật tên Motsli Bussan Kaisha đă đệ đơn xin chính quyền Pháp tại Đông Dương cấp quyền đặc nhượng khai thác phosphate tại đây. Năm 1925, tàu Lanessan chở phái đoàn nghiên cứu của Hải Học Viện Nha Trang ra thám sát quần đảo Hoàng Sa. Phái đoàn này xác nhận Hoàng Sa là một phần của lănh thổ Việt Nam v́ dính liền với thềm lục địa Việt Nam. Tại hội nghị San Francisco vào ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam cũng đă lên tiếng xác nhận chủ quyền Việt Nam tại các hải đảo thuộc Biển Đông. Ông tuyên bố trước hội nghị: "Chúng ta cần phải lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt mầm mống chiến tranh, v́ vậy chúng tôi xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay vẫn luôn luôn là những thành phần của lănh thổ Việt Nam". Trong tổng số 51 quốc gia tham dự, không một quốc gia nào - kể cả Trung Hoa - lên tiếng phản đối nên lời tuyên bố này đă được ghi vào biên bản của hội nghị. Dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đă thiết lập những cơ sờ hành chánh tại Hoàng Sa qua nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Đông Dương. Trong đạo dụ số 10 kư ngày 30-3-1938, Hoàng Đế Bảo Đại sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5-5-1938, Toàn Quyền Đông Dương thiết lập hai đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đó làđơn vị Trăng Khuyết và phụ cận (délégation du Croissant et dépendences) và đơn vị Tuyên Đức và phụ cận (délégation de l'Amphitrite et dépendences). Ngày 13-7-1961 dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay v́ tỉnh Thừa Thiên và đặt tên là xă Định Hải thuộc quận Ḥa Vang. Dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, nghị định số 709-BNV-HC ngày 21-10-1969 của Thủ Tướng Chính Phủ đă sát nhập xă Định Hải vào xă Ḥa Long cũng thuộc quận Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam.
IV. NHỮNG DIỄN BIẾN TRƯỚC TRẬN HẢI CHIẾN
Vụ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột trở nên sôi động vào ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay Việt Nam Cộng Ḥa là một phần lănh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ,Trung Cộng (TC) phái nhiều tàu đánh cá vơ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng VNCH chiếm đóng. Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của VNCH đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Cộng, đồng thời Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Ḥa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân VNCH trú đóng. Trong các ngày kế tiếp, TC tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân TC đă chiếm đóng các đảo Cam Tuyền(Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).
1. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) tới Hoàng Sa Để bảo vệ chủ quyền chính đáng tại Biển Đông, ngày 15-1-74, BTL/HQ/V1DH ra lệnh cho HQ-16 trực chỉ Hoàng Sa để tăng cường cho lực lượng trú pḥng, đồng thời dùng biện pháp ôn ḥa yêu cầu lực lượng Trung Cộng rời khỏi lănh hải VNCH. Tuần Dương Hạm (TDH) Lư Thường Kiệt c̣n chở thêm một phái đoàn Công Binh 6 người thuộc BTL/Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá trưởng đoàn, 2 Trung Úy và 2 Trung Sĩ Công Binh. Tháp tùng theo phái đoàn c̣n có 1 nhân viên dân sự thuộc Toà Tổng Lănh Sự HK tại Đà Nẵng, và HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/HQ/V1DH. Phái đoàn này có nhiệm vụ thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa. HQ-16 do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (khóa 10 SQHQ Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Hạm Phó là HQ Thiếu Tá Trần Văn Hoa Em (khóa 11 SQHQ Nha Trang) lúc đó nghỉ phép không có mặt trên chiến hạm.Cơ khí trưởng là Đại Úy CK Hiệp (khóa 14 SQHQ Nha Trang). Đúng ra, HQ-16 đă măn hạn tuần dương tại Vùng I, đang chuẩn bị trở về Sài G̣n nghỉ bến để ăn tết Giáp Dần. Công tác phụ trội tại Hoàng Sa của HQ-16 được dự trù sẽ chấm dứt trong ṿng 5 ngày. T́nh trạng khiển dụng của chiến hạm tương đối khả quan, nhưng quân số không được đầy đủ v́ gần Tết nên nhiều người đi phép, chờ chiến hạm trở về Sài G̣n mới tŕnh diện. Sáng ngày 16 tháng 1, HQ -16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa. Công tác hoàn tất tốt đẹp không có ǵ trở ngại. Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam. HQ-16 liền đổi đường tới gần để điều tra. Đây là những tàu tương đối nhỏ như loại tàu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang và đài chỉ huy khá lớn như loại tàu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tàu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nh́n rơ những chiếc tàu này treo cờ Trung Cộng. TDH Lư Thường Kiệt một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Hoa yêu cầu các tàu Trung Cộng phải lập tức rời khỏi lănh hải Việt Nam. Nhưng các tàu Trung Cộng vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt đứng trên boong c̣n buông những lời lẽ khiếm nhă và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tàu Trung Cộng cũng lên tiếng, đ̣i hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lănh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối TDH Lư Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm. Cùng ngày tại Sài G̣n, hăng thông tấn UPI loan tin "chiến hạm và binh sĩ Việt Nam đă nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền. Không rơ phía Trung Cộng có bắn trả hay không". Trong lúc đó, các giới chức cao cấp trong chính phủ cũng đang họp khẩn để t́m cách đối phó với sự hiện diện đáng nghi ngờ của Trung Cộng tại Hoàng Sa. Trong một cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết tàu Trung Cộng đă xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên các hải đảo và "hành động này đă mang đến sự đe dọa cho nền an ninh chung trong vùng". Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu Trung Cộng vẫn c̣n ở đó. Ngoài ra,gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có thêm tàu Trung Cộng xuất hiện với hàng trăm lá cờ mầu đỏ cằm rải rác ven bờ biển dọc theo băi cát trắng. Có lẽ những chiếc tàu mới này đă đổ người lên đảo cắm cờ trong đêm để mạo nhận chủ quyền của Trung Cộng. Hai chiếc tàu dùng để chở quân của Trung Cộng mang số 402 (tên Nam Ngư 1) và 407 (tên Nam Ngư 2). Tại Sài G̣n, nguồn tin Reuters cho biết Trung Cộng đă gửi hai chiến hạm đến Hoàng Sa sau khi các binh sĩ VNCH bắn vào toán người Trung Cộng trên các hải đảo. Phát ngôn viên quân sự, Trung Tá Lê Trung Hiền cũng cho biết Hải Quân đă phái 6 chiến hạm lớn nhất ra Hoàng Sa để theo dơi các chiến hạm Trung Cộng. Trung Tá Hiền tuyên bố tiếp "Trong lúc này, chúng tôi chưa thể nói sẽ hành động ra sao - gửi thêm lực lượng tăng viện hay chỉ đuổi toán Trung Cộng ra khỏi đảo Cam Tuyền".
2. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) nhập vùng Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu Trung Cộng xâm nhập hải phận Hoàng Sa, BTL/HQ/V1DH lập tức phản ứng. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh HQ/V1DH chỉ thị KTH Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền để triệt hạ cờ Trung Cộng. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, xuất thân Khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, làm Hạm Trưởng. Tác phong đứng đắn, luôn luôn tuân hành và hoàn tất chu đáo mọi chỉ thị của thượng cấp, Trung Tá San không những là một sĩ quan hải quân tài giỏi, mà c̣n là một hạm trưởng được xếp vào hàng xuất sắc của Hải Quân Việt Nam. Hạm phó của KTH Trần Khánh Dư là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Sắc, một Sĩ-Quan rất thâm-niên cấp-bậc. Ông từng làm Hạm-trưởng tới 4 chiến-hạm trước khi về HQ.4. Thiếu Tá Sắc là bạn cùng khóa 11 Sĩ Quan Hải-Quân với Hạm Trưởng Vũ Hữu San. Tại cầu tàu của bán đảo Tiên Sa, Đà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận đạn-dược, dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm; được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt v́ theo báo cáo của HQ-16, t́nh h́nh tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, KTH Trần Khánh Dư vận chuyển tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải do Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần-tiễu pḥng-thủ Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hạm-Trưởng HQ.4 là Trung Tá San được Phó Đề Đốc TL/HQ/V1ZH chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân Bảo Vệ Quần Đảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực-lượng thủy-bộ Việt-Nam, trên đảo cũng như các chiến hạm. Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 đă có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng. HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng ḱm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Cộng vào giữa. Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Cộng vẫn c̣n bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đ̣i bên kia phải rời khỏi hải phận của ḿnh. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San vận-chuyển HQ-4 húc mũi tàu của ḿnh vào ngư thuyền 407 của Trung Cộng, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. V́ mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ-huy của tàu Trung Cộng bị đè dẹp và pḥng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ[2], rời vùng chạy ṿng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Ḥa ở hướng Đông Nam. Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm VNCH tiến hành việc đổ quân như đă dự trù. Hai ngày trước đó, TDH Lư Thường Kiệt đă thành-công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu gồm 14 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ Trung Cộng và cắm cờ VNCH. Toán nhân viên này đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, mang theo súng ống, đạn được và lương khô đủ dùng trong ṿng ba ngày. Trưởng toán đổ bộ là Trung Úy Lâm Trí Liêm xuất thân khóa 10 OCS được đào tạo tại Trường Hải Quân Rhodes Island, Hoa Kỳ. Trung úy Liêm trước đây đă từng phục vụ tại các giang đoàn chiến đấu trong các sông rạch miền Nam nên tương đối có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên bộ. Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ t́m thấy mấy ngôi mộ mới và vài lá cờ Trung Cộng. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ VNCH phá hủy. Tiếp đó, theo đúng lệnh hành quân,HQ-4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, Trung Cộng có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảo. Khi thấy lực lượng VNCH đổ quân, những chiếc tàu Trung Cộng lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả. Toán đổ bộ lục soát t́m thấy một lá cờ Trung Cộng mới cắm vài ngày trước. Các dấu tích cũ của VNCH vẫn c̣n trên đảo gồm một tấm bia ghi ngày 5-12-1963 của Thủy Quân Lục Chiến, 2 bể chứa nước mưa bằng xi măng và một ngôi miếu nhỏ có hàng chữ đề ngày 31-11-1963. Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronstadt (viết tắt là K-) trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện. Có lẽ những chiến hạm này xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tàu chở quân. Hai chiếc Kronstadt từ đảo Quang Ḥa xả hết tốc độ hướng về phía các chiến-hạm HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức. Tuy nhiên các chiến hạm VNCH vẫn b́nh tĩnh và ôn ḥa dùng đèn hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng hăy rời khỏi hải phận Việt Nam. Phía Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi hải phận của họ. Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Ḥa và Duy Mộng. Dường họ có ư định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đă được đổ bộ lên đảo. Trước đó, thấy t́nh h́nh càng thêm căng thẳng v́ Trung Cộng có ư đồ nhất quyết chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng vơ lực, BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng đă ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 (số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74). Nội dung được tóm tắt như sau: a. Nhiệm vụ: Chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa, Duy Mộng và Vĩnh Lạc. b. Thi hành: - HQ-16 chiếm đảo Vĩnh Lạc bằng nhân viên cơ hữu. - HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Ḥa. - HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải. - Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa Phương Quân trấn giữ. - Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn ḥa nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lănh hải VNCH. c. Chỉ huy: TL/HQ/V1ZH chỉ huy tổng quát. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển. (Ghi chú của người viết: trong suốt cuộc hành quân, TL/HQ/V1ZH là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ở tại bản doanh Đà Nẵng, c̣n Đại Tá Ngạc tới trưa ngày 18-1 mới ra tới vùng hành quân. Trước đó Hạm-Trưởng Vũ-Hữu-San được chỉ định làm SQ chỉ huy công tác trên mặt biển như trên đă nói.)
3. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-16 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 ra Hoàng Sa Được tin Hải Quân Trung Cộng gửi thêm nhiều chiến hạm thuộc Hạm Đội Nam Hải đến Hoàng Sa, Hải Quân VNCH cũng tăng cường thêm chiến hạm. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 được lệnh tiếp tế khẩn cấp tại Đà Nẵng và rời quân cảng trong thời gian sớm nhất, c̣n Hộ Tống Hạm Nhật Tảo đang tuần tiễu tại vùng Đà Nẵng cũng được lệnh tiếp ứng. Hạm Trưởng HQ-5 là HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cùng khóa 11 SQ/HQ Nha Trang với Hạm Trưởng HQ-4 Vũ-Hữu-San. Trung Tá Quỳnh là người rất mực thước, đứng đắn, ngay từ khi c̣n thụ huấn tại quân trường đă tỏ ra có nhiều đức tính tốt cần thiết để trở thành một vị Hạm Trưởng thành công. Trung Tá Quỳnh vừa nhận lănh quyền chỉ huy Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng tại Vũng Tàu. Khi được lệnh từ BTL Hạm Đội. Ông trực chỉ Vùng I ngay v́ nhu cầu hành quân. Chiến hạm ra tới Đà Nẵng và cập cầu Tiên Sa tại bán đảo Sơn Chà vào ngày 17-1. Lúc đó, tại Hoàng Sa t́nh t́nh đă rất khẩn trương v́ HQ-4 và HQ-16 đang phải đương đầu với một lực lượng thủy bộ khá mạnh của Trung Cộng. Về chiếc Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, xuất thân khóa 12 SQHQ Nha Trang. Thiếu Tá Thà là một vị Hạm Trưởng trẻ tuổi có nhiều kinh nghiệm hành quân trong sông, xứng đáng là một cấp chỉ huy gương mẫu trong Hải Quân. Hạm Phó của HQ-10 là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí, xuất thân khóa 17 SQHQ Nha Trang. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, được TL/HQ/V1DH chỉ định làm Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển, đặt Bộ Chỉ Huy trên HQ-5. Ông là một sĩ quan có kinh nghiệm hải hành và đương nhiệm Chỉ Huy Hải Đội 3 Tuần Dương[3] gồm các chiến hạm chủ lực như Hộ-Tống-Hạm, Tuần-dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm. Lúc bấy giờ, có lẽ Đại Tá Ngạc là người hợp lư nhất để được tuyển chọn làm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC). BTL/HQ/V1DH c̣n chỉ định HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn xuất thân Khoá 11 SQHQ Nha Trang đi theo HQ-5 để phụ tá Đại Tá Ngạc. Ngày 18-1, hồi 11 giờ 30 đêm, từ soái hạm HQ-5, ông gửi đi một công điện hành quân "Thượng Khẩn" tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền, nội dung được tóm tắt như sau: a. Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Ḥa. b. Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn ḥa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch. c. Kế hoạch: - Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Cộng. Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt. - HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải vào mặt Tây đảo Quang Ḥa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đánh cá vơ trang và tàu nhỏ của địch. d. Ngày N là ngày 19/1/74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H). e. Qui luật khai hỏa: được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây: - Nếu địch khai hỏa trước: Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt. Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có. - Nếu địch tỏ vẻ ôn ḥa: Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn ḥa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm đảo Quang Ḥa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui. Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt Nam và tổ chức pḥng thủ trên đảo. - Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui: Đối với lực lượng hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lănh hải. Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận. Đối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng. Với Chỉ Huy Trưởng Hải Đội có mặt trên chiến hạm, HQ-5 ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm Hoàng Sa. Sau đây là các hoạt động chính của Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, một thành phần của Phân Đoàn Đặc Nhiệm 213.7.1. Những hoạt động này được căn cứ vào phúc tŕnh số 001/HQ.5/PT/K ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần B́nh Trọng: - Ngày 17-1: HQ-5 tới Đà Nẵng nhận tiếp tế dầu nước và đón Đại Đội Hải Kích gồm có 49 người do Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy. - Nửa đêm 17 rạng ngày 18-1, hồi 180012H (sau nửa đêm 12 phút), HQ-16 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa. - Hồi 3 giờ 15 sáng (180315H), chiến hạm tới điểm hẹn với HQ-10 tại vị trí cách hải đăng Tiên Sa 9 hải lư về hướng Đông (ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng). Theo báo cáo, t́nh trạng kỹ thuật của HQ-10 không được khả quan: chỉ c̣n một máy chánh, máy kia bị hư hỏng chưa kịp sửa chữa nên vận tốc bị giảm trên 30%, radar hải hành cũng bị hư không xử dụng được. Sau khi gặp nhau, hai chiến hạm đổi đường hướng về Hoàng Sa, đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-10, HQ-5. - V́ HQ-5 cần tới Hoàng Sa đúng giờ hẹn như đă dự trù, mà vận tốc của HQ-10 quá chậm, nên vào hồi 0327H, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC) ra lệnh cho HQ-5 tăng máy, tách khỏi đội-h́nh trực chỉ đảo Cam Tuyền. Theo lời thuật lại của Hạm Trưởng HQ-5, tuy bỏ lại HQ-10 phía sau, nhưng HQ-5 vẫn dùng radar để hướng dẫn tàu bạn trên đường tới Hoàng Sa. - Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Cộng có hai tàu Kronstadt mang số 271 và 274, hai tàu chở quân vơ trang mang số 402 và 407, một tàu vận tải và một ghe buồm. Hai chiến hạm Kronstadt chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Ḥa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đă chiếm đóng đảo. Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều. Sau khi HQ-5 tới Hoàng Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội h́nh tác chiến để quan sát và thăm ḍ phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Đông Đông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lư, ba chiến hạm vào đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Ḥa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung. Tới 4 giờ 16 chiều, thấy các chiến hạm VNCH tới gần, lực lượng Trung Cộng cũng phản ứng. Hai chiến hạm Kronstadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chận đường. Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, t́nh h́nh càng căng thẳng. Đôi bên đều vào nhiệm sở tác chiến nhưng các hải pháo vẫn c̣n ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau.V́ chỉ muốn thăm ḍ phản ứng địch nên trước t́nh trạng gay cấn đó, các chiến hạm VNCH tạm bỏ ư định tiến đến gần đảo Quang Ḥa và ngưng máy thả trôi tại vùng giữa đảo Cam Tuyền và Quang Ḥa. Lực lượng Trung Cộng cũng không giám gây hấn, trở lại quanh quẩn tại chỗ cũ. Hồi 5 giờ 15 chiều, theo lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật, HQ-5 thả xuồng đưa một số hải kích qua HQ-16 và nhận lại toán thám sát Hoàng Sa thuộc Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá, 2 Trung Úy Công Binh, 2 binh sĩ Công Binh, 1 nhân viên thuộc Đài Khí Tượng Hoàng Sa và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm tiếp tục tuần tiễu trong vùng trách nhiệm thuộc phía Đông Đông Nam của đảo Cam Tuyền. Khi lên HQ-5, thấy t́nh h́nh giữa các chiến hạm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đổ bộ tác chiến và t́nh h́nh quá căng thẳng, nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát yêu cầu được rời chiến hạm, trở về đảo Hoàng Sa. V́ vậy, vào lúc 9 giờ tối, Sĩ-Quan Chỉ-huy Chiến-Thuật (SQ/CHCT) ra lệnh cho HQ-5 tới gần đảo Hoàng Sa rồi thả xuồng đưa 7 người trong nhóm thám sát lên đảo. Riêng HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/V1DH ở lại chiến hạm. Có lẽ nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát đă được nguồn tin riêng thông báo sẽ có đụng độ giữa hai lực lượng nên không muốn hiện diện trên chiến hạm Việt Nam, có thể gây rắc rối về mặt ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Cộng. Lúc này, HQ-10 cũng đă tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng HQVNCH đă có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa. Sáng sớm ngày 19-1, vào lúc 3 giờ 50 sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho các chiến hạm VNCH chia làm hai cánh. Phân đội 1 gồm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ vùng biển bên ngoài ṿng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc, trong khi Phân Đội 2 gồm HQ-16 và HQ-10 trong vùng ḷng chảo, cùng hướng tới đảo Quang Ḥa theo thế gọng ḱm. Phân đội 1 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải và Hải Kích để chiếm lại đảo, trong khi phân đội 2 lănh phần yểm trợ hải pháo cũng như ngăn chận các chiến hạm Trung Cộng. V́ trời c̣n tối nên đội h́nh các chiến hạm Việt Nam di chuyển rất thận trọng, dự trù sẽ tới mục tiêu lúc trời vừa rạng sáng. Tới 5 giờ sáng, các chiếm hạm tới vị trí Tây Bắc, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 3 hải lư. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành lúc 5 giờ 25 sáng khi đội h́nh bắt đầu vào trở lại bên trong các hải đảo của nhóm Nguyệt Thiềm.
V. LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN
Lúc 6 giờ sáng, các chiến hạm tới vị trí Đông Nam, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 5 hải lư. Lúc này, trời đă rạng sáng. Lúc 6 giờ 40 sáng, hai phân đội đă vào vị trí được ấn định trước như sau: - Phân đội 1 (Nam) gồm 2 chiến hạm HQ-5 và HQ-4 ở phía Nam đảo Quang Ḥa. - Phân đội 2 (Bắc) gồm 2 chiến hạm HQ-16 và HQ-10 ở phía Tây Tây Bắc đảo Quang Ḥa. Lực lượng Trung Cộng lúc này đang tập trung tại phía Đông đảo Quang Ḥa và đă được tăng cường thêm 2 Trục lôi hạm (tàu vớt ḿn, viết tắt T-) loại T-43 mang số 389 và 396 trong đêm. Trên đảo, địch đă dựng 5 dăy nhà tiền chế sơn màu xanh đậm để trú quân và các công sự pḥng thủ đă được bố trí chu đáo để đề pḥng các cuộc đổ bộ. Ngoài ra, sát bờ đảo c̣n có một số ghe nhỏ dùng để tiếp tế. Tính tới ngày 19 tháng 1 là lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng hải quân đôi bên tại Hoàng Sa được ghi nhận như sau: 1. Lực lượng tham chiến a. Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa: gồm 4 chiến hạm: - Soái hạm Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5. - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16. - Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4. - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10
Sau đây là đặc tính của mỗi chiến hạm * Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 - Nguyên là tàu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ (USCG - US Coast Guard) mang tên Castle Rock (WHEC 383). - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21-12-1971. - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington - Hạ thủy ngày 11/5/1944 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 8/10/1944. - Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa - Kích thước: dài 310.75 ft, chiều ngang 41.1 ft, tầm nước 13.5 ft. - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6080 mă lực, 2 chân vịt. - Vận tốc tối đa: chừng 18 knots. - Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy. Nguyên thủy khi chuyển giao, HQ-5 chỉ có đại bác 127 ly, sau này Hải Quân Công Xưởng gắn thêm các ụ đại bác 40 ly để tăng cường hỏa lực tác chiến. - Thủy thủ đoàn: chừng 200 người. Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tàu ngầm đă bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN.
* Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 - Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375). - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21/6/1972. - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington. - Hạ thủy ngày 15/4/1942 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 12/4/1943. - Đặc tính tương tự như HQ-5.
* Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 - Nguyên là USS Foster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ. - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971. - Đóng tại thủy xưởng Consolidated Steel Corporation, Orange tiểu bang Texas. - Hạ thủy ngày 13/11/1943 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 25/1/1944. - Trọng tải: 1590 tấn tiêu chuẩn, 1850 tấn tối đa. - Kích thước: dài 306 ft, ngang 36.6 ft, tầm nước 14 ft. - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6,080 mă lực. - Vận tốc tối đa 21 knots - Vũ khí : 2 đại bác 76 ly, một tại sân trước có pháo tháp và một tại sân sau lộ thiên cùng một số đại bác 20 ly.[4] - Thủy thủ đoàn: chừng 175 người. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hạm thuần túy có nhiệm vụ yểm trợ pḥng không và chống tàu ngầm, nhưng sau thế chiến thứ hai đă được hoàn toàn tân trang và gắn loại radar TACAN (Tactical Aircraft Navigation) để trở thành loại chiến hạm chuyên dùng radar để phát hiện hỏa tiễn địch (radar picket). Chiến hạm này đă từng tham dự chiến dịch Market Times ngoài khơi Việt Nam để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng sản bằng đường biển.
* Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 - Nguyên là USS Serene (MSF 300). Đây là loại tàu chuyên được dùng để rà ḿn ngoài đại dương (MSF - Mine Sweeper Fleet). - Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964 cùng với Hộ Tống Hạm Chí Linh. - Đóng tại thủy xưởng Winslow Marine & SB Co., Winslow, tiểu bang Washington. - Trọng tải 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa. - Dài 184.5 ft, ngang 33 ft, tầm nước 9.75 ft. - Máy chánh: 2 máy dầu cặn Cooper Bessemer 1710 mă lực, 2 chân vịt. - Vận tốc tối đa 14 knots. - Vũ khí: 1 đại bác 76 ly lộ thiên ở sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 đại bác 20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau. - Thủy thủ đoàn chừng 80 người. Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tàu vớt ḿn thành tàu hộ tống. Các dụng cụ rà ḿn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tàu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước.
b. Hải Quân Trung Cộng Tổng cộng gồm 11 chiếc tàu đủ loại, trong số này có 2 Hộ Tống Hạm chống tàu ngầm (Submarine Chaser) loại Kronstadt mang số 271 & 274 và 2 chiếc Trục Lôi Hạm (tàu rà ḿn) loại T-43 mang số 389 & 396 trực tiếp tham chiến là có hỏa lực đáng kể. Ngoài ra, c̣n có 2 Kronstadt mang số 281 và 282 tới sau trận hải chiến. Những chiếc khác là tàu chở quân hay ngư thuyền vơ trang. Tài liệu của Trung Cộng cho biết về lực lượng của họ tại Hoàng Sa như sau: "Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstadt 271 và 274 thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam c̣n phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Ḥa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu c̣n phái 2 chiến hạm Kronstadt 281 và 282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm lực thành phần tiếp ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm Kronstadt 271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ." Sau đây là đặc tính của các chiến hạm Trung Cộng. * Hộ Tống hạm Kronstadt Sáu chiếc Kronstadt đầu tiên trong HQ Trung Cộng do Nga chế tạo vào khoảng năm 1950 - 1953 và chuyển giao vào năm 1956 -1957. Sau này Trung Cộng tự đóng thêm 12 chiếc nữa tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Đông, chiếc sau cùng hoàn tất vào năm 1957. Đặc tính của loại Kronstadt là ḿnh hẹp, lườn thấp và có vận tốc cao để săn đuổi tàu ngầm. Trước năm 1974, loại tàu Kronstadt mang chiến số từ 600 trở lên, sau này được đổi lại với chiến số loại 200 sơn ngoài vỏ tàu. - Trọng tải: 310 tấn tiêu chuẩn, 380 tấn tối đa. - Kích thước: dài 170 ft, ngang 21.5 ft, tầm nước 9 ft (52 m x 6.5 x 2.7) - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 3,300 mă lực, 2 chân vịt. - Vận tốc tối đa 24 knots. - Vũ khí: 1 đại bác 100 ly (3.9 inch) ở sân trưóc và 2 đại bác 37 ly ở sân sau, 2 giàn thủy lựu đạn và 2 giàn thả ḿn. - Thủy thủ đoàn: chừng 65 người.
* Trục Lôi Hạm T-43 Hai chiếc đầu tiên do Nga chế tạo và chuyển giao vào khoảng năm 1954 -1955. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm 18 chiếc nữa. - Trọng tải: 500 tấn tiêu chuẩn, 610 tấn tối đa. - Kích thước: dài 190.2 ft, ngang 28.2 ft, tầm nước 6.9 ft (58 m x 6.1 x 2.6) - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 2,000 mă lực, 2 chân vịt. - Vận tốc tối đa 17 knots. - Vũ khí: đại bác 85 ly (3.5 inch) - Thủy thủ đoàn: chừng 40 người.
2. Lực lượng trừ bị ứng chiến a. Hải QuânViệt Nam Cộng Ḥa Gồm 2 chiến hạm: - Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6. - Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11. Những chiến hạm này v́ được điều động từ xa tới nên không thể có mặt tại Hoàng Sa trước ngày 19 tháng 1. Về Không Quân, tuy có tin các phi đoàn phản lực cơ F-5 và A-37 được lệnh túc trực tại phi trường Đà Nẵng nhưng Không Quân cho biết những phi cơ này có tầm hoạt động ngắn khó thể ra tới Hoàng Sa. Cũng có nguồn tin không chính thức cho biết đă có ư định xử dụng các Dương Vận Hạm (LST - Landing Ship Tank) như mẫu hạm tạm thời để chở các trực thăng vơ trang ra Hoàng Sa nhưng kế hoạch này không được thực hiện. Tóm lại, các chiến hạm HQ/VNCH không có phi cơ trợ chiến.
b. Hải Quân Trung Cộng Gồm nhiều chiến hạm đủ loại và phi cơ Mig đủ loại: - 4 Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn loại Komar. - Nhiều Khu Trục Hạm mang hỏa tiễn loại Kianjiang. - 2 tiềm thủy đĩnh mang số 282 và 295. - Phi cơ Mig.
* Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn Komar Chiếc Komar đầu tiên do Nga chuyển giao vào năm 1965, 2 chiếc khác vào năm 1967 và 7 chiếc nữa trong khoảng năm 1968 -1971. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm chừng 10 chiếc khác và đặt tên là "Hoku". Loại chiến hạm này tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm v́ có vận tốc nhanh, dễ vận chuyển nên là một mục tiêu rất khó bằn trúng. Ngoài ra, loại hỏa tiễn Styx có thể bắn trúng mục tiêu cách xa vài chục cây số. Ai Cập đă dùng hỏa tiễn loại này đánh ch́m Khu Trục Hạm Eilat, chiếc tàu lớn nhất của Hải Quân Do Thái trong trận chiến tranh năm 1967. - Trọng tải: 70 tấn tiêu chuẩn, 80 tấn tối đa. - Kích thước: dài 83.7 ft, ngang 19.8 ft, tầm nước 5 ft (25.5 m x 6 x 1.8) - Hỏa tiễn: 2 giàn phóng hỏa tiễn loại Styx dùng để bắn chiến hạm. - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 4,800 mă lực, 2 chân vịt. - Vận tốc tối đa: 40 knots - Vũ khí: 2 đại bác 25 ly (1 giàn đôi gắn đàng trước mũi). - Thủy thủ đoàn: chừng 10 người.
* Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn Osa Chiếc Osa đầu tiên do Nga chuyển giao vào tháng 1 năm 1965. Bốn chiếc khác chuyển giao vào năm 1966 - 1967 và 2 chiếc nữa vào năm 1968. Trung Cộng cũng tự đóng lấy một số khác và đặt tên là "Hola" - Trọng tải: 165 tấn tiêu chuẩn, 200 tấn tối đa. - Kích thước: dài 128.7 ft, ngang 25.1 ft, tầm nước 5.9 ft (39.3 m x 7.7 x 1.8) - Máy chánh: 3 máy dầu cặn, 13,000 mă lực. - Vận tốc tối đa: 32 knots - Vũ khí: 4 đại bác 30 ly (2 giàn đôi, 1 trước mũi và 1 sau lái). - Thủy thủ đoàn: chừng 25 người.
VI. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Nếu chỉ so sánh về vũ khí, phía VNCH có phần trội hơn v́ các Tuần Dương Hạm được trang bị hải pháo 127 ly, trong khi các Kronstadt của Trung Cộng chỉ được gắn súng cỡ 100 ly[5], nhưng trong một trận hải chiến khi đôi bên gần nhau, cỡ súng lớn chưa chắc đă chiếm được lợi thế v́ không tận dụng được tầm bắn xa, hơn nữa nhịp bắn lại chậm. Phần các chiến hạm Trung Cộng có vận tốc cao lại nhỏ nhẹ dễ vận chuyển nên chiếm được ưu thế trong lúc cận chiến. Ngoài ra, các chiến hạm VNCH không những vừa to, cao lại xoay trở tương đối chậm nên là mục tiêu rất dễ dàng cho địch thủ nhắm bắn. Chính Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ-4 cho biết v́ các chiến hạm Trung Cộng nằm rất thấp gần sát mặt nước nên rất khó bắn trúng. Trong khi các khẩu hải pháo VNCH v́ nằm trên cao nên phải xoay trở rất khó khăn, có khi phải hạ cao độ xuống dưới đường chân trời (góc độ trừ) mới có thể nhắm trúng mục tiêu nằm gần. Các chiến hạm Trung Cộng v́ thấp hơn nên dễ dàng nâng cao độ của những khẩu đại bác chừng dăm ba độ là đă có thể tác xạ hữu hiệu. So sánh những sở trường và sở đoản của từng loại chiến hạm, trong trận hải chiến một chọi một tại Hoàng Sa, lực lượng đôi bên có vẻ tương đồng, việc hơn thua phần lớn sẽ do các cấp chỉ huy và tinh thần của thủy thủ đoàn quyết định. Tuy nhiên, kể về lực lượng trừ bị ứng chiến, phía Trung Cng chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là về mặt không yểm. Có thể nói dù đánh ch́m hết các tàu Trung Cng trong ngày 19/1, các chiến hạm HQ/VNCH cũng khó ở lại Hoàng Sa v́ không thể đương đầu với lực lượng tăng viện của địch.
VII. TRẬN HẢI CHIẾN
Sáng sớm ngày 19 tháng 1, thấy các chiến hạm VNCH bất thần bao vây và dàn đội h́nh tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng TC cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt c̣n lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Ḥa. Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng VNCH vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Ḥa như đă dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Ḥa. Tới 7 giờ 42 sáng, v́ gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu vơ trang lên mặt Bắc đảo. Tuy gặp khá nhiều khó khăn v́ gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Ḥa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Ḥa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lư để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ. Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của HQVN. Toán Biệt Hải do HQ Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy, gồm những quân nhân "người nhái" thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải. Toán Hải Kích chuyên về phục kích và đánh bộ do HQ Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy. Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn đàn áp. Địch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các gia thông hào và công sự pḥng thủ kiên cố để yểm trợ khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. T́nh h́nh lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng VNCH, nhưng v́ tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lănh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo. Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự pḥng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Nguyễn Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. C̣n toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. Lúc 10 giờ sáng, soái hạm HQ-5 ở vị trí cách đảo Quang Ḥa 5000 yards (khoảng 3 hải lư) về hướng Tây Nam (245 độ). Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước t́nh h́nh bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ-huy-trưởng Phân-đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết-định rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải kịp thời về chiến hạm,[6] với sự đồng-ư của SQ/CHCT. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử-thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4. Trước những biến chuyển kém thuận lợi, SQ/CHCT ban hành chỉ thị mới. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một h́nh ṿng cung ở phía Tây đảo Quang Ḥa. Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội h́nh mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc tŕnh hậu hành quân của soái hạm HQ-5, t́nh h́nh lúc đó đă hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards[7] đều ở trong t́nh trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt nhau.
H́nh Kronstadt 271 và 274 của Trung-Cộng, chụp từ HQ.4 trước trận hải-chiến chừng một giờ.
Lúc đó, vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Ḥa. Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lư, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lư. Vị thế tác chiến của các chiến hạm Việt Nam thiết lập thành h́nh ṿng cung phia bên ngoài, thứ tự từ Bắc xuống Nam được ghi nhận như sau: - HQ-16 chiếm vị trí cực Bắc của đội h́nh, sau đó là HQ-10. - Kế tiếp là HQ-4 và HQ-5 ở vị trí cực Nam. Các chiến hạm Trung Cộng cũng ở vị thế nghênh cản một chọi một như sau: - Kronstadt 274 đối đầu HQ-5. - Kronstadt 271 đối đầu HQ-4. - MSF[8] 396 đối đầu HQ-10. - MSF 389 đối đầu HQ-16. Trên soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầu. Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. Trận hải chiến tại Hoàng Sa khởi đầu. Đến đây, cần mở một dấu ngoặc để t́m câu trả lời đúng nhất cho nghi vấn quan trọng: chiến hạm VNCH hay Trung Cộng đă khai hỏa trước mở đầu trận hải chiến? Theo các tài liệu của VNCH trước năm 1975, các chiến hạm Trung Cộng đă bắn trước, phía VNCH chỉ phản ứng để tự vệ. Thí dụ như ngay sau khi xảy ra trận hải chiến vào ngày thứ bảy 19 tháng 1, phát ngôn viên quân sự của VNCH là Trung Tá Lê Trung Hiền đă tuyên bố trong một buổi họp báo có các thông tín viên quốc tế tham dự rằng:" Hồi 10 giờ 22 phút sáng nay, một chiến hạm Trung Cộng đă nổ súng bắn vào một tàu tuần dương (cutter) của VNCH tại Hoàng Sa. Chiến hạm VNCH bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị cháy. Tàu VNCH chỉ bị hư hại nhẹ". (Sài G̣n - tin Reuter ngày 19 tháng 1 năm 1974). Chiếc tàu tuần dương của HQ/VNCH mà Trung Tá Hiền nói tới là loại tàu "WHEC" (White High Endurance Cutter) nguyên của Coast Guard Hoa Kỳ, khi chuyển giao cho HQVN được gọi là "Tuần Dương Hạm" như HQ-5 Trần B́nh Trọng, HQ-16 Lư Thường Kiệt tham chiến tại Hoàng Sa. Trong Bản Thông Tin (Communique) chính thức của Bộ Ngoại Giao VNCH phát hành ngày 19/1/74 cũng loan báo nguyên văn như sau: "Sáng nay, ngày 19/1/74, vào hồi 10 giờ 20 sáng, một hộ tống hạm Trung Cộng loại Kronstadt đă nổ súng vào Khu Trục Hạm "Trần Khánh Dư" HQ-04 của VNCH. Chiến hạm VN bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị hư hại" (Trích Bản Thông Tin của Bộ Ngoại Giao ngày 19/1/74 loan báo về việc Trung Cộng khơi mào những hành động quân sự tại vùng Hoàng Sa). Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư đúng ra mang chiến số "HQ-4" chứ không phải là "HQ-04" như đă đăng trong bản tin. Trong HQVN, chiến hạm mang số "HQ-04" là Hộ Tống Hạm (PC - Patrol Craft) Tụy Động lúc đó đă phế thải. Chúng tôi chỉ muốn nói lại cho đúng v́ các vị phát ngôn quân sự thường là sĩ quan bộ binh không mấy quen thuộc với các loại chiến hạm của Hải Quân, c̣n vị phát ngôn viên dân sự của Bộ Ngoại Giao lại càng dễ lẫn lộn hơn. Nhưng những lầm lẫn "kỹ thuật nhỏ" như HQ-4 và HQ-04 hay chiến hạm VNCH bị tàu Trung Cộng bắn là Tuần Dương Hạm hay Khu Trục Hạm đều không quan trọng. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh các nguồn tin chính thức của VNCH thời đó đều cho biết các chiến hạm Trung Cộng đă nổ súng trước. Tuy nhiên, những lời tuyên bố chính thức, nhất là về mặt ngoại giao, lại chưa chắc đă là sự thật mà nhiều khi chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, t́m thêm hậu thuẫn cho ḿnh. V́ vậy, tới đây, vẫn chưa dứt khoát trả lời được câu hỏi "chiến hạm bên nào đă bắn trước?". Gần đây, rất may, thay v́ sự thật mỗi ngày một mai một với thời gian, chúng ta lại có câu trả lời chắc chắn. Câu trả lời đó nằm trong bài nói chuyện mới đây vào ngày 17/1/1998 nhan đề "Sau 24 năm, nhớ về Hải Chiến Hoàng Sa, tưởng niệm các Liệt Sĩ hy sinh v́ Tổ Quốc" của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng HQ-4. Trong bài nói chuyện rất cảm động này, Trung Tá San đă cùng với Trung Tá Quỳnh "xác nhận việc các chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 và HQ-10 chúng tôi đă bắn trước vào kẻ xâm lăng". Trung Tá San và Trung Tá Quỳnh, những Hạm Trưởng xuất sắc và quân nhân gương mẫu thuần túy đă đưa ra lư do rất chính đáng và hùng hồn để cần nói lên sự thật này rằng:" Sợ ǵ mà không nói Hải Quân Việt Nam bắn trước? Giặc vào nhà, ta phải đẩy lui chúng!" Lư do các vị Hạm Trưởng đáng kính này nêu ra cũng oai dũng như khi họ đứng trên đài chỉ huy, ra lệnh cho chiến hạm bắn thẳng vào tàu địch năm xưa tại Hoàng Sa. Để kiểm chứng thêm, mới đây chúng tôi cũng nói chuyện khá nhiều lần với cựu HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh và được ông xác nhận việc các chiến hạm VNCH bắn vào tàu địch trước là đúng v́ chính ông đă ra lệnh cho tàu Ông tác xạ mở đầu trận hải chiến tại Hoàng Sa theo lệnh của SQ/CHCHT. Đặc biệt, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải Quân VNCH/V1DH tiết lộ thêm chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă trao ông một thủ bút cho phép toàn quyền quyết định, kể cả việc xử dụng biện pháp quân sự. Phó Đề Đốc Thoại cho biết như sau: "Tôi là người duy nhất và trực tiếp ra lệnh cho Đại tá Ngạc "Khai Hỏa" và tôi làm việc này đúng chỉ thị của Tổng Thống Thiệu trong một tài liệu do chính Tổng Thống viết tay chỉ thị trực tiếp cho tôi." Trở lại các diễn tiến của trận hải chiến Hoàng Sa. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ chuyển đi từ soái hạm HQ-5, các chiến hạm VNCH đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu được chỉ định là các chiến hạm địch đối đầu. Các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly tác xạ rất chính xác và hiệu quả v́ có nhịp bắn nhanh và mục tiêu lớn lại nằm trong tầm tác xạ hữu hiệu. Các khẩu đại bác 76 ly trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tác xạ cũng rất chính xác nhưng nhịp bắn không được nhanh v́ hệ thống radar kiểm xạ viễn khiển bị hỏng từ lâu. Những giàn đại pháo 127 ly trên các Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng và Lư Thường Kiệt có nhịp bắn chậm hơn trong lúc các chiến hạm đôi bên vận chuyển với vận tốc cao nên rất khó nhắm vào mục tiêu. Riêng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 v́ chỉ c̣n một máy chánh nên xoay trở rất khó khăn và chậm chạp, giàn radar bất khiển dụng, t́nh trạng kỹ thuật không được khả quan nên lâm vào t́nh thế rất bất lợi. Với chiến thuật "tốc chiến, tốc thắng", các chiến hạm VNCH chiếm được thượng phong v́ bắn trước với cỡ súng lớn hơn. Các tàu Trung Cộng bị thiệt hại nhiều trong những phút đầu tiên này nhưng cũng chống trả mănh liệt. Trên Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 thuộc phân đội Bắc, lệnh tác xạ của Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Lê Văn Thự, được đáp ứng ngay bằng quả đạn đầu tiên của khẩu đại pháo 127 ly do Trung Úy Đoàn Viết Ất làm trưởng khẩu. Sau đó, các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly từ trước mũi đến sau lái thi nhau bắn vào tàu địch. Giống như như HQ-5, vũ khí chính của Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt là khẩu đại pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước. Cũng ở sân trước, đàng sau của khẩu đại pháo là giàn đại bác 40 ly đôi (2 ṇng) nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 ṇng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Sau đây là lời tường thuật của của một nhân chứng, sĩ quan hải hành Đào Dân (khóa 18 SQ/HQNT?) có mặt trên đài chỉ huy HQ-16 trong lúc xảy ra trận hải chiến: "Cả chiến hạm như bị giật lùi v́ tiếng khai hỏa của đại pháo 127 ly. Những người trên đài chỉ huy chú tâm đến nỗi ai cũng có cảm tưởng ḿnh nh́n thấy được đường đi của viên đại bác dầu tiên. Rồi tiếng nổ dồn dập của khẩu đại bác 40 ly đôi trước mũi và khẩu 40 ly đơn sau lái hữu hạm, cùng với tiếng nổ liên hồi của đại bác 20 ly làm thành một ḥa âm khó tả. Khói thuốc súng từ trước mũi, sau lái, boong trên phía sau và ngay đài chỉ huy phía dưới bay lên làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm ... Từ lỗ tṛn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung Úy Ất đă đứng hẳn người lên, nhô cả thân ḿnh lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi c̣n nghe được. "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút". Cả đài chỉ huy cùng chăm chú theo dơi từng viên đại pháo phát nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên như ong vỡ tổ:" Trúng rồi!" Tôi nh́n lên, chếch về phía bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. Có lẽ là khói của viên đạn nổ tung ngay đài chỉ huy v́ sau đó, dường như hoạt động của tàu này có phần chậm lại". Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 là một hành phần của phân đội Bắc dưới quyền điều động của HQ-16. Trong lúc hải chiến, HQ-10 nằm chếch về hướng Nam, cách HQ-16 chừng 1 hải lư. V́ là một tàu loại rà ḿn được biến cải nên là chiến hạm chậm và nhỏ nhất trong số các đơn vị VNCH tham chiến. Ngoài ra, ngay từ khi gia nhập Hải Đội Hoàng Sa, t́nh trạng kỹ thuật của HQ-10 đă không được khả quan v́ chỉ c̣n một máy chánh, radar lại bị hư. Trước đây, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vào ngày 18/1, soái hạm HQ-5 đă phải rời đội h́nh, bỏ HQ-10 lại phía sau v́ chạy quá chậm. Tuy cần đi trước cho kịp giờ hẹn với các chiến hạm bạn tại Hoàng Sa, HQ-5 vẫn dùng radar của ḿnh để hướng dẫn HQ-10 hải hành trong đêm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu trọng pháo 76.2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau. Theo kế hoạch lúc ban đầu, phân đội Bắc có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo để phân đội Nam đổ quân chiếm đảo Quang Ḥa. Nhưng sau khi cuộc đổ bộ bất thành v́ quân Trung Cộng trên đảo quá đông và tàu yểm trợ của chúng cũng rất nhiều - tổng cộng 11 chiếc đủ loại - nên sau khi thảo luận kỹ càng, lực lượng VNCH quyết định tiêu diệt các chiến hạm địch trước. Đây là một quyết định rất sáng suốt v́ nếu phá được đoàn tàu yểm trợ, địch quân trên đảo sẽ bị cô lập và sẽ bị đánh tan dễ dàng. Do đó, HQ-10 cũng được chỉ định một mục tiêu tác xạ, đó là chiếc tàu Trung Cộng mang số 396. Theo lời tường thuật của các nhân chứng, chỉ trong ṿng 5 phút đầu, các khẩu hải pháo trên HQ-10 đă bắn tê liệt chiến hạm địch, pḥng lái và hầm máy bị cháy khiến chiếc tàu này không c̣n điều khiển được nữa, cứ chạy ṿng ṿng làm mồi cho hỏa lực chính xác của HQ-10. Tuy nhiên, v́ chỉ c̣n một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch. Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tàu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị hy-sinh. Một số nhân viên xuống được bè đào thoát mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, Đại Úy Trí cũng đền nợ nước v́ bị mất máu quá nhiều. Về việc Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo bị ch́m, có một số tài liệu nói rằng chiến hạm bị hỏa tiễn từ chiến hạm Trung Cộng bắn trúng đài chỉ huy. Tuy hải quân Trung Cộng có loại tàu Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải (surface to surface missile) Styx nhưng lúc đó chưa có mặt tại Hoàng Sa, c̣n các loại tàu Kronstadt và T-43 tham chiến chỉ trang bị hải pháo cổ điển thông thường, hỏa tiễn nếu có cũng chỉ là loại cá nhân (rocket) cầm tay do toán bộ binh đổ bộ mang theo. Vả lại, nếu có loại phi tiễn đĩnh Komar tham chiến th́ có lẽ mục tiêu sẽ là những chiến hạm chủ lực lớn hơn chứ không phải HQ-10 là chiếc nhỏ và kém quan trọng nhất. Theo lời thuật lại của Trung Tá Vũ Hữu San, sau khi trận hải chiến đă chấm dứt, các chiến hạm ta quan sát thấy có 4 lượng sóng bạc đầu rất lớn đang từ hướng Đông Bắc tiến lại rất nhanh. Rất có thể đây mới là các phi tiễn đĩnh Komar hay khinh tốc định Swatow của Trung Cộng từ căn cứ hải quân Yulin thuộc đảo Hải Nam kéo xuống trợ chiến. Nói tóm lại, có nhiều phần v́ HQ-10 vận chuyển khó khăn, bất lợi trong lúc hải chiến nên mới bị ch́m v́ trúng đạn của tàu địch. Trong số các tàu VNCH tham chiến, có lẽ chỉ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh "chiến hạm". Trong khi các "chiến hạm" khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tàu rà ḿn của Hoa Kỳ. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar pḥng không tối tân (DER - destroyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự ḍ t́m góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Đó là nói về loại DER nguyên thủy của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng khi chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, những trang bị tối tân đều đă bị tháo gỡ hay không c̣n xử dụng được nữa v́ thiếu bảo tŕ hoặc cơ phận thay thế. Tuy hai khẩu đại pháo 76.2 ly, một tại sân trước và một tại sân sau vẫn c̣n, nhưng hệ thống kiểm xạ đă bất khiển dụng nên các vũ khí chính mất đi rất nhiều hiệu quả. Nếu các khẩu súng 76.2 ly c̣n chính xác và bắn nhanh như khi được đài kiểm xạ điều khiển giống như trong hải quân Hoa Kỳ, HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đă bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Cộng. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi Hoa Kỳ đă phủi tay và cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đă giảm sút nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ các trên dưới một hải lư, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm. Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đă xứng đáng mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đă chuẩn-bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong ṿng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đă bị bắn cháy không c̣n khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đă bị ch́m. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Tuy-nhiên các máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong t́nh trạng khiển dụng tốt. Đặc biệt, Trung Tá San cho biết v́ HQ-4 là một chiến hạm khá lớn có nhiều tầng nên được trang bị một hệ thống quạt hút khổng lồ để các tầng bên dưới bớt nóng. Khi tác chiến, một viên đạn địch khi phát nổ đă thổi bay hệ thống quạt hút khổng lồ này. Tuy nhiên, những thiệt hại của HQ-4 được coi là nhẹ so với các chiến hạm bạn khác và vẫn c̣n khả năng tác chiến. Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ ḍn dă hướng về tàu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc vận chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến.Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mănh liệt nhưng bị hư hại nặng v́ trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi ṿng chiến. Để dễ bề lẩn tránh, tàu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu. Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Ḥa để tránh bị ch́m. Tuy đă loại được đối thủ, nhưng t́nh trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan. Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không c̣n trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm c̣n lại của Trung Cộng tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất c̣n lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại. Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước t́nh thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đă bị hư hại, Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đă ra lệnh cho các chiến hạm VNCH rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng. Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VNCH cũng chia làm hai cánh. HQ-16 v́ hoạt động ở khu phía Bắc và đă bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị ch́m nên đă đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Đà Nẵng. Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Đông Nam. Phía Trung Cộng cũng không c̣n sức để đuổi theo v́ tất cả các chiến hạm tham chiến đều đă bị ch́m hay lên cạn. Theo Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc sau này cho biết, phân đội Nam đi về hướng Đông Nam để có thể đến căn cứ Hải Quân Subic Bay yêu cầu Hoa Kỳ sửa chữa nếu cần. Khoảng ba tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 nhận được lệnh của Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh HQVNCH lúc đó có mặt tại Đà Nẵng, quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đă xảy ra trận hải chiến hồi sáng. khi đă gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Đà Nẵng. Về lệnh "cố thủ" này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đă viết trong bài nói chuyện kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Hoàng Sa, đọc tại San José vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 nguyên văn như sau: "Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi c̣n sống và vẫn đi t́m trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đă không thể nào t́m thấy được cái lư tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua h́nh ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác ḿnh. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Đến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn c̣n đang rỉ máu, được về Đà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đă hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm . . .". Những lời nói hào hùng đầy khí tiết của Trung Tá San tưởng đă diễn tả quá đủ tinh thần chiến đấu bảo vệ lănh thổ, v́ nước quên ḿnh của các chiến sĩ HQ/VNCH. Mới đây, chúng tôi được hân hạnh phỏng vấn vị cựu TL/HQ/VNCH. Đề Đốc Chơn cho biết về lệnh "quay trở lại Hoàng Sa" như sau: "V́ sau trận hải chiến, hệ thống truyền tin của các chiến hạm không được toàn hảo nên tôi không biết rơ t́nh h́nh tại Hoàng Sa do đó đă ra lệnh cho các chiến hạm trở lại để bảo vệ lănh thổ. Khi hệ thống truyền tin được sửa chữa xong, tôi biết rơ hơn về t́nh trạng các chiến hạm nên đă ra lệnh trở về Đà Nẵng." Đến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Đà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hối 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sa thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng.
VIII. TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN
1. PHÍA VIỆT NAM CỘNG H̉A Thiệt hại về phía HQ/VNCH được ghi nhận ở mức trung b́nh, gồm 1 chiến hạm bị ch́m và 3 chiếc khác bị hư hại. Về phần nhân mạng, số tử thương và bị thương tương đối nhẹ. Ngoài ra, c̣n một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Cộng oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng b́ giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đ̣i hỏi hợp lư quả VNCH và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Cộng đă phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh c̣n lại. Sau đây là chi tiết về những thiệt hại về phía HQ/VNCH:
a. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 Đây là chiến hạm nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm VNCH tham chiến. Ngoài ra, t́nh trạng kỹ thuật c̣n không được khả quan khiến HQ-10 lại càng thêm bất lợi. Khởi đầu trận chiến, trong lúc hai chiến hạm Trung Cộng 389 và 396 dồn hỏa lực vào HQ-16 là chiến hạm lớn hơn, HQ-10 đă tận dụng hỏa lực cơ hữu bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, sau đó c̣n bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến chiếc 389 bị tê liệt không c̣n vận chuyển được nữa. Tuy nhiên, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương, hệ thống truyền tin bị tê liệt và hầm máy bị cháy. V́ vậy, đă có lúc Hộ Tống Hạm Việt-Nam HQ-10 và Trục-lôi-Hạm Trung-Cộng T-389 trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đă đụng vào nhau. Khi các chiến hạm VNCH rời trận chiến vào khoảng 11 giờ sáng, HQ-10 vẫn c̣n trôi nổi trong vùng. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, hai chiến hạm Kronstadt của Trung Cộng mang số 281 và 282 vừa nhập vùng, dùng hải pháo tác xạ dữ dội vào HQ-10 không c̣n tự vệ được nữa. Măi tới khoảng 3 giờ chiều, HQ-10 mới bị ch́m. Tài liệu của Trung Cộng nói rơ về trường hợp HQ-10 như sau: "Trong lúc hải chiến ác liệt, tuy Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng Trục-lôi-hạm 389 (T-389) cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên c̣n lại vẫn không sợ chết, kiên tŕ giữ vững vị trí chiến đấu. V́ hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đă bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không c̣n dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đă dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo v́ khoảng cách đôi bên quá gần. Trong lúc đó, TDH Lư Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, Trục-Lôi-Hạm (TLH) 389 vẫn chống trả mănh liệt. V́ sợ bị bắn trúng, TDH Lư Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lư Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo v́ bị hư hại nặng chỉ c̣n trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không c̣n đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là Kronstadt 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rơ ràng không c̣n tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị ch́m tại vị trí chừng hai hải lư rưỡi về phía nam của băi san hô Antelope." Một số nhân chứng từ các chiến hạm bạn quan sát c̣n cho biết chiếc máy chánh duy nhất c̣n lại có lẽ cũng bị hư hại nên HQ-10 không thể vận chuyển được nữa, do đó chiến hạm đă bị tàu địch bắn ch́m. Số nhân viên c̣n lại gồm 23 người, trong đó có Hạm Phó lúc đó bị trọng thương đă xuống 4 chiếc bè cấp cứu đào thoát. Trong lúc trôi dạt trên biển cả, vị Hạm Phó và một nhân viên khác từ trần nên đă được thủy táng. Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên đại dương không đồ ăn và nước uống, nhóm thủy thủ gặp nạn được chiếc tàu dầu SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt tại vị trí các Đà Nẵng chừng 150 hải lư về hướng Đông.
b. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 HQ-16 thuộc Phân Đội Bắc cùng với HQ-10 nên cũng bị thiệt hại khá nặng. Trong lúc dùng các khẩu hải pháo 127 ly và 40 ly loại chiếc tàu Trung Cộng mang số 389 ra khỏi ṿng chiến, HQ-16 cũng bị trúng đạn. Hầm đạn 127 ly phía trước mũi bị trúng đạn khiến nước tràn vào mỗi khi mũi tàu chúc xuống nên sau đó đă phải cô lập. Một máy điện bị bắn hư và giây điện đứt làm hệ thống điện khiến hầm máy chỗ nào cũng bị điện giật, do đó nhân viên cơ khí và điện khí phải di tản. Nguy hiểm hơn cả là hông tàu ngang hầm máy chánh tả bị thủng một lỗ lớn ngay tầm nước khiến nước biển tràn vào như thác lũ. Chiến hạm mỗi lúc một nghiêng thêm về bên trái và có nguy cơ bị ch́m nếu không bịt được lỗ thủng. Nhưng sau cùng, nhờ sĩ quan cơ khí trưởng là Đại Úy Trần Văn Hiệp điều động nhân viên pḥng tai và cơ khí cô lập được hầm máy tả, chiến hạm vẫn tự vận chuyển được dù chỉ c̣n máy chánh hữu. V́ hầm đạn đă bị cô lập khiến khẩu 127 ly không c̣n bắn được nữa, ngoài ra chỉ c̣n một máy và v́ tàu bị mất điện hoàn toàn nên hệ truyền tin và tay lái điện cũng bị tê liệt. V́ Các tàu địch lúc đó cũng đă bị cháy hay bị ch́m, nên HQ-16 rời ṿng chiến, di chuyển về hướng Bắc để giữ an toàn. Riêng toán nhân viên 15 người thuộc HQ-16 do Hải Quân Trung Úy Lâm Trí Liêm chỉ huy đổ b lên đảo Cam Tuyền (Robert) vào ngày 17-1 đă bị mất liên lạc với chiến hạm sau trận hải chiến nên phải tự rút khỏi đảo bằng xuồng cao su. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển cả, những người này đă được ghe đánh cá cứu thoát đưa về Qui Nhơn nhưng có một người bị chết v́ kiệt lực, đó là Hạ Sĩ Nhất Quản Kho Nguyễn Văn Duyên. Toán đổ bộ 15 người này sau đó đă được đặc cách thăng một cấp.
c. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 Là chiến hạm có thủy-thủ-đoàn thiện-chiến với hai đại bác 76 ly nên HQ-4 tiêu diệt mục tiêu không mấy khó khăn. Theo báo cáo, soái hạm địch là chiếc chiếc Kronstadt 271 đă bị HQ-4 bắn cháy, sau đó phát nổ và ch́m ngay từ những phút đầu của cuộc hải chiến. Tuy nhiên, trong hải-chiến tương-đối ngắn ngủi đó, HQ-4 cũng bị trúng nhiều phát đạn của địch quân. Thiệt hại về nhân mạng không đáng kể; thiệt hại vật chất trên chiến hạm được ghi nhận tới gần ngàn vết đạn đủ loại. Tưởng cũng nên nói thêm, v́ cấp chỉ huy Trung Cộng và t́nh-báo Quân-Ủy Trung-Ương của họ lầm tưởng HQ.4 là soái hạm của Hải Đội VNCH nên đă bị hai chiến hạm TC 271 và 274 dùng toàn lực tấn công ngay từ phút đầu. Trong số các chiến hạm HQ/VNCH tham chiến, tuy về mặt vỏ tàu bị nặng nhất nhưng về kỹ-thuật, HQ-4 chỉ thiệt hại tương đối nhẹ nhàng nhờ nhân-viên pḥng-tai ưu-hạng của chiến-hạm[9]. Hai khẩu trọng pháo 76 ly trở ngại v́ không có radar khiển-pháo, vẫn tác xạ đều trong lúc tác chiến. Máy chánh, máy điện và hệ thống truyền tin khiển dụng tốt. HQ-4 sau khi hàn gắn vỏ tàu, coi như vẫn c̣n đầy đủ khả năng tác chiến.
d. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 HQ-5 là nơi HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đặt bộ tham mưu nên được coi là soái hạm. Theo bản báo cáo hậu hành quân, tất cả hỏa lực của HQ-5 tập trung vào chiếc Kronstadt mang số 274. Không bao lâu, mục tiêu bị bốc cháy v́ trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly. Tàu địch phải ủi vào băi san hô sát đảo Quang Ḥa để khỏi bị ch́m, do đó coi như bị hư hại hoàn toàn. Về phần HQ-5 cũng bị trúng đạn nhiều nơi, các ổ trọng pháo chính 127 ly và 40 ly đôi trước mũi cũng bị trở ngại tác xạ, chỉ c̣n khẩu 40 ly bên tả hạm xử dụng được. Chính khẩu súng này đă bắn chặn không cho các tàu địch tới gần. Thiệt hại về nhân mạng trên HQ-5 gồm 1 sĩ quan chết, 3 bị thương; hạ sĩ quan 2 chết 4 bị thương; đoàn viên 9 bị thương. Tổng cộng 3 chết 16 bị thương. Về vật chất, nhiều kho pḥng, máy móc và hệ thống giây, ống bị trúng đạn. Lửa bốc cháy cũng như nước tràn vào tại nhiều nơi trên chiến hạm. Nhân viên pḥng tai và toán hải kích tăng phái đă xử dụng tối đa phương tiện cơ hữu để cứu thủy và cứa hỏa. Hạm Trưởng đă ra lệnh làm ngập nước hầm đạn 127 ly để tránh đạn phát nổ v́ kho điện tử và kho cơ khí bị bốc cháy. Tuy bị hư hại khá trầm trọng nhưng HQ-5 không gặp nguy cơ bị ch́m hay bị tiêu hủy v́ cơ khí trưởng là Thiếu Tá CK Trần Đắc Nguyền là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm đă đắc lực điều động nhân viên dập tắt các đám cháy, bít các lỗ thủng và sửa chữa cá máy móc hư hỏng. Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn, HQ-5 đă trở về t́nh trạng hoạt động gần như b́nh thường.
2. PHÍA TRUNG CỘNG Về thiệt hại, tài liệu Trung Cộng cho biết: "Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía TC, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 Hạm Trưởng và 67 người khác bị thương. T-389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào băi san hô chắc chắn sẽ bị ch́m. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung b́nh". Trên thực tế cả 4 chiến hạm Trung Cộng trực tiếp tham chiến đều bị trúng đạn hư hại nặng, hoặc bị ch́m hoặc phải ủi băi san hô để tránh bị ch́m. Bằng chứng là HQ-10 tuy nhân viên đă đào thoát hết, chỉ c̣n là một xác tàu trôi nổi, nhưng các chiến hạm Trung Cộng tham dự trận đánh đă không c̣n khả năng tác chiến, phải đợi đến 4 tiếng đồng hồ sau, hai chiến hạm tăng viện là Kronstadt 281 và Kronstadt 282 vừa tới mới bắn ch́m được chiến hạm VNCH. Về phần nhân mạng, tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ (chưa được phối kiểm) cho biết cả 4 Hạm Trưởng các chiến hạm TC gồm 3 Đại Tá và 1 Trung Tá đều bị tử thương. Ngoài ra, BTL mặt trận gồm 1 Đô Đốc, 4 Đại tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương. Chúng tôi rất dè dặt khi loan tin này, v́ tác giả Trần Đại Sĩ không cung cấp rơ ràng xuất sứ của nguồn tin trên. Hơn nữa, các chiến hạm TC đều thuộc loại nhỏ, thủy thủ đoàn không quá trăm người, nên Hạm Trưởng mang cấp bậc Đại Tá là điều hăn hữu.
IX.THÁI ĐỘ VÀ PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ
Vào ngày 19 tháng 1, ngay sau khi xảy ra trận hải chiến tại Hoàng Sa, một nhân viên giao tế thuộc Bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ là ông John F. King tuyên bố chính thức tại Hoa Thịnh Đốn: "Hoa Kỳ không nghiêng về phe nào, tuy nhiên chúng tôi rất muốn có một sự giàn xếp ôn ḥa". Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông King nói tiếp: "Hoa Kỳ không dính dáng ǵ đến việc tranh chấp tại Hoàng Sa". Như vậy, ít nhất về mặt ngoại giao, Hoa Kỳ đă chọn thái độ trung lập. Sang ngày 21 tháng 1, Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ cho biết đă chỉ thị cho Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang hoạt động tại vùng Thái B́nh Dương không được can dự vào các trận đánh giữa VNCH và Trung Cộng để dành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Trong lúc đó, nguồn tin UPI từ Sài G̣n cho biết chính Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin cũng đă từ chối lời yêu cầu của chính phủ VNCH, không chịu cung cấp chiến hạm và phi cơ trực thăng tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam và một người Mỹ lâm nạn. Tại Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn viên Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, ông Jerry W. Friedman tuyên bố không hay biết ǵ về lời yêu cầu trợ giúp này. Nguồn tin AP rơ ràng hơn, cho biết chính phủ VNCH đă yêu cầu Đệ Thất Hạm Đội cho chiến hạm và phi cơ trực thăng t́m kiếm thủy thủ đoàn của một chiến hạm Việt Nam đă bị ch́m tại Hoàng Sa. Khi được hỏi về việc có một người Mỹ cũng bị mất tích tại Hoàng Sa, ông King giải thích: "người Mỹ này là một nhân viên dân chính làm việc cho cơ quan DAO tại Sài G̣n và đă ra Hoàng Sa theo lời mời của vị Tư Lệnh Hải Quân tại Đà Nẵng. Cuộc hành tŕnh này là một chuyến viếng thăm thông thường dự trù trong 3 ngày và đă được xếp đặt trước khi có đụng độ". Ông cũng cho biết không có tin tức ǵ về số phận của người Mỹ này. Ngày 22 tháng 1, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger chính thức lên tiếng từ chối không chịu bênh vực phe nào trong cuộc tranh chấp tại Hoàng Sa. Ông Kissinger cũng nói Hoa Kỳ "rất tiếc đă có vụ đụng độ quân sự tại Hoàng Sa". Trong buổi họp báo. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ cho biết ưu tiên hiện tại chưa hẳn là vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, nhưng là việc đôi bên cộng tác chặt chẽ và cải thiện mối giây liên lạc trên nhiều lănh vực khác nhau". Sang ngày 23 tháng 1, giới chức Hoa Kỳ cho biết người Mỹ bị mất tích tại Hoàng Sa thuộc nhóm nhân viên dân chính là việc cho Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ. Đây là nhóm "quan sát viên" có nhiệm vụ theo dơi và báo cáo những hoạt động và hiệu năng của quân đội VNCH. Phát ngôn viên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ giải thích:" Họ không phải là cố vấn mà chỉ là các quan sát viên có nhiệm vụ báo cáo về việc xử dụng cũng như hiệu năng của các chiến cụ". Nhóm này chỉ có vào khoảng trên dưới mười người và c̣n được gọi là những "liên lạc viên". Giới chức ngoại giao tin tưởng rằng Hoa Kỳ đă không vi phạm đạo luật của Quốc Hội ngăn cấm việc xử dụng quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng không vi phạm thỏa hiệp Paris. Theo nguồn tin ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, người Mỹ mất tích tên là Gerald Emil Kosh, 27 tuổi, quê quán tại Lafayetteville, tiểu bang Pennsylvania, cựu Đại Úy lục quân đă từng tham chiến tại Việt Nam và được tưởng thưởng một huy chương với ngôi sao bạc và chiến thương bội tinh. Phát ngôn viên Ṭa Đại Sứ c̣n cho biết thêm:" Ông Kosh hiện là một nhân viên dân chính đă có mặt trên một chiến hạm VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Sau một trận hải chiến dữ dội, HQVN đă đưa ông này lên đảo Hoàng Sa để được an toàn hơn. Nhưng ngày hôm sau, phi cơ Mig và chiến hạm Trung Cộng oanh kích đảo và số phận của ông Kosh không được biết từ đó". Riêng Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ vẫn không tiết lộ ǵ nhiều về nhiệm vụ của ông Kosh, chỉ nói rằng ông là nhân viên dân sự làm việc cho pḥng tùy viên quân sự của Ṭa Đại Sứ tại Sài G̣n. Nguồn tin này không được chính xác. Ông Kosh không có mặt trên chiến hạm VNCH v́ ông đă yêu cầu HQ-5 đưa lên đảo Hoàng Sa vào tối 18/1, một ngày trước khi xảy ra trận hải chiến. Cuối cùng, sau 10 ngày bị bắt giữ, ông Kosh được Trung Cộng thả vào ngày 31 tháng 1 tại cây cầu Lo Wu, ranh giới giữa Hương Cảng và tỉnh Quảng Đông.
X. KẾT LUẬN
Trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa giữa HQ/VNCH và HQ/TC diễn ra trong ṿng 30 phút, một thời gian tương đối ngắn ngủi, nhưng hậu quả c̣n kéo dài cho tới ngày nay. Sau khi chiếm được Hoàng Sa, lực lượng TC tiến sâu hơn về phía Nam, chiếm thêm một số đảo thuộc vùng Trường Sa. Hiện nay, các đảo tại Hoàng Sa đă được cải tiến thành những căn cứ quân sự quan trọng, có phi trường và cầu tàu khá tối tân. Ngoài ra, TC cũng đă có quân đồn trú thường trực và xây cất công sự pḥng thủ rất kiên cố trên nhiều hải đảo khác tại Biển Đông. Tham vọng của Trung Cộng c̣n biểu lộ trắng trợn hơn khi họ đơn phương vẽ lại bản đồ, đ̣i chủ quyền hầu như trọn Biển Đông, có nơi chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lư. Mới đây TC lại ép Việt Nam kư thỏa ước biên giới, chiếm thêm một số đất vùng thượng du, và quan trọng hơn, một phần lănh hải trong vịnh Bắc Việt. Trước sự lấn lướt của TC chính quyền Việt Nam hiện tại ở trong thế bị động v́ vẫn c̣n nằm trong quĩ đạo của TC và nhất là trước đây đă lên tiếng công nhận chủ quyền của "người anh em xă nghĩa" tại Biển Đông. Nếu TC đạt được tham vọng bành trướng của họ, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ bị hoàn toàn khống chế và nằm dưới quyền sinh sát của kẻ thù truyền kiếp. Dưới áp lực nặng nề của người láng giềng không lồ đầy dă tâm phương Bắc, Việt Nam bắt buộc phải cựa quậy bằng đủ mọi cách, kể cả việc mong được nương tựa vào "đế quốc Mỹ" để khỏi bị nghẹt thở. Chính v́ vậy mà cách đây không lâu, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam Trần Văn Trà đă chính thức thăm viếng Hoa Kỳ, và chiến hạm Vandergrift của HQ Hoa Kỳ cũng ghé bến Sài G̣n. Đây là những "đ̣n gió" của HK và VN ngầm nhắn TC hăy tự chế, nếu không có thể đụng độ với liên minh quân sự Việt - Mỹ. Tuy nhiên, chính sách "đi giây", ngả bên này nghiêng bên kia để sống c̣n cũng không phải là kế lâu dài. V́ dựa vào "đế quốc" hay "ông thầy vĩ đại" rút cục cũng vẫn phải chịu thân phận tôi đ̣i, sớm muộn ǵ cũng bị chủ nhân bắt nạt. Chỉ khi nào dân Việt được Tự Do làm chủ vận mệnh của ḿnh, đất nước mới hy vọng tiến bộ phú cường khiến thế giới kính nể, lúc đó Việt Nam mới có cơ hội nói chuyện ngang hàng lân bang, đ̣i lại quyền lợi chính đáng của ḿnh trên Biển Đông. Trần Đỗ Cẩm (Austin, Texas tháng 1/2004)
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điạ Lư Biển Đông Với Hoàng Sa và Trường Sa (Vũ Hữu San) 2. Hạm Đội Hải Quân QLVNCH (Bảo Biển) 3. Lướt Sóng số đặc biệt "Chiến Thắng Hoàng Sa" 4. Đặc San CQN/HQ/VNCH số đặc biệt Hoàng Sa 5. Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa (Hà Văn Ngạc) 6. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa (Đào Dân) 7. Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa (Nguyễn Đông Mai) 8. Tài Liệu từ các Websites Trung Cộng.
Đặc-tính Hộ-Tống-Hạm Kronstadt của TC.
Đặc-tính Trục-Lôi-Hạm T 43 của TC.
TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA THEO TÀI LIỆU TRUNG CỘNG
Trần Đỗ Cẩm
- Kính tặng thủy thủ đoàn các chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 HQ/VNCH đă anh dũng tác-xạ vào tàu địch trong trận hải chiến lịch sử lẫy lừng nhất của quân sử HQ/VNCH.
- Kính dâng hương hồn các tử sĩ Hoàng Sa.
MỞ ĐẦU
Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa (HQ/VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (HQ/TC) tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, t́nh đến nay đă được tṛn 30 năm. Ngay sau đó, phát ngôn viên quân sự VNCH đă công bố một số chi tiết liên quan tới trận hải chiến. Báo chí tại Miền Nam Việt Nam cũng viết nhiều bài tường thuật dựa theo nguồn tin chính thức. Riêng Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH đă dành riêng một số báo Lướt Sóng viết về biến cố quan trọng này. Gần đây tại hải ngoại, một số các nhân chứng trực tiếp tham dự cũng đă viết nhiều bài khá trung thực và giá trị. Tuy nhiên đa số những bài viết kể trên đều căn cứ vào tài liệu và quan điểm của VNCH. V́ cần phù hợp với t́nh h́nh chính trị và đường lối uyển chuyển trên lănh vực ngoại giao vào thời điểm 1974, một số chi tiết quan trọng đă không được tiết lộ chính xác. Điển h́nh, phát ngôn viên quân sự VNCH trong một cuộc họp báo chính thức cho biết các chiến hạm TC đă nổ súng trước nên phía VNCH phải bắn trả để tự vệ. Thật ra, nhiều nhân chứng có mặt tại chỗ đă xác nhận trong những bài viết sau này, chính các chiến hạm VNCH đă nổ súng trước để đánh đuổi bọn xâm lăng. "Giặc đến nhà th́ phải đánh", hành động đầy chính nghĩa, hợp lư và hợp pháp này nếu chưa thích hợp để công bố vào năm 1974, th́ bây giờ rất cần làm sáng tỏ để chứng minh người Việt Nam, nhất là HQ/VNCH dù phải đối đầu với quân xâm lược mạnh hơn gấp bội, vẫn không ngần ngại nổ súng để bảo vệ bờ cơi. Tuy nhiên, dù đă có nhiều bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa, thiết tưởng việc tường thuật trung thực vẫn không thể đầy đủ nếu thiếu phần tài liệu của "phía bên kia" tức là TC. Vào thời điểm 1974, v́ có sự cách biệt quá lớn về ư-thức-hệ giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản nên những tin tức trao đổi giữa đôi bên rất giới hạn. Hầu như những tin tức từ phía Cộng Sản đều bị chế độ độc tài đảng trị cố t́nh ngăn chặn bởi bức "màn sắt", "màn tre" nên khó lọt ra ngoài. Thảng hoặc, nếu có chi tiết nào cố t́nh được "Đảng và Nhà Nước" công bố th́ cũng chỉ thuộc loại tuyên truyền quá lố như "dân quân TC ḅ tới gần các chiến hạm VNCH ném lựu đạn vào lỗ châu mai", v́ vậy chẳng có một giá trị nào trong việc truy nhận sự thật. Rất may mắn, trong ṿng mấy năm gần đây, cao trào Tự Do Dân Chủ đă khiến các nước khối Cộng hoặc tự động bị tan ră như Nga Sô và một số quốc gia Đông Âu. TC và VN cũng bắt buộc phải "đổi mới" để sống c̣n. Dân chúng TC nhờ thế, đỡ bị "bịt mồm, bóp miệng", có thể nói lên phần nào sự thật. Lại nữa, phương tiện truyền thông qua mạng lưới điện tử toàn cầu đă khiến việc trao đổi tin tức trở nên dễ dàng hơn. Vả lại, trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra đă khá lâu, khía cạnh tuyên truyền không c̣n được đặt nặng bằng nhu cầu t́m hiểu sự thật. V́ vậy trong khoảng thời gian gần đây, chúng tôi đă may mắn t́m được một số các tài liệu TC liên quan tới trận hải chiến do chính những nhân chứng tham dự thuật lại. Nh́n chung, tuy vẫn c̣n nặng mang hơi hướm "Mao Chỉ Tịch", nhưng nếu gạn bỏ khía cạnh tuyên truyền như đề cao dân quân quá đáng, che dấu thiệt hại, dành phần thắng về ḿnh v.v…, chúng ta vẫn có thể t́m được một số chi tiết khá giá trị. Khi tổng hợp những chi tiết này với những tài liệu đă được công bố từ trước, chúng ta có thể nh́n được khá gần sự thật. Do đó, mục tiêu của bài này không phải tường thuật lại những chi tiết liên quan tới trận hải chiến Hoàng Sa là điều các tác giả khác đă viết khá chi tiết và đầy đủ. Chúng tôi chỉ muốn bổ túc một số chi tiết về trận hải chiến Hoàng-Sa dựa theo các tài liệu của TC mới sưu tầm được để t́m hiểu một số quyết định quan trọng của họ liên quan tới trận hải chiến như: kế hoạch lấn chiếm Hoàng Sa, các chiến hạm tham chiến, diễn-tiến trận hải chiến, hệ-thống chỉ-đạo, chiến lược chiến thuật, trường hợp hy sinh bi hùng của Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo… Ngoài ra chúng ta cũng có thể suy đoán được khá chính xác về những thiệt hại của phía TC. Để dễ theo dơi, tưởng cũng cần nhấn mạnh đa số những điểm chính nêu lên trong bài này đều là những ghi nhận và quan điểm căn cứ vào tài liệu và nhăn quan của TC. Phụ thêm vào đó là một số nhận định riêng của người viết. Khi đề cập tới những chiến hạm VNCH, phía TC thường dùng tên hiệu như Tuần Dương Hạm (TDH) Lư Thường Kiệt, Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư v.v…, trong khi các bài viết của chúng ta lại hay sử-dụng chỉ số như HQ-16, HQ-4 thay v́ tên hiệu như họ. Đây là sự khác biệt khá quan trọng. V́ bài viết này căn cứ vào tài liệu TC nên chúng tôi cũng xử dụng tên hiệu của các chiến hạm VNCH để phần tường thuật được nhất quán.
KẾ HOẠCH LẤN CHIẾM HOÀNG SA
Sau khi cưỡng chiếm nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) vào ngày 21 tháng 12 năm 1956, đến năm 1974, dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" bang giao được với Hoa Kỳ, TC đă chuẩn bị khá kỹ càng kế hoạch bành trướng tại Biển Đông. Ngoài tầm quan trọng về mặt quân sự, với dân số quá đông trên 1 tỷ người, TC cần tận dụng các tài nguyên về ngư sản và khoáng sản tại vùng biển chưa được khai thác này để sống c̣n. Người Mỹ lúc đó đă rút quân khỏi Việt Nam và cũng đă có kế hoạch triệt thoái khỏi toàn vùng Đông Nam Á bằng cách đóng cửa các cơ sở quân sự quan trọng tại Phi Luật Tân như căn cứ Không Quân Clark Air Base, căn cứ Hải Quân Subic Bay. Lo ngại rằng sự vắng mặt của ḿnh sẽ tạo cơ hội tốt cho Nga Sô bành trướng nên Hoa Kỳ cũng muốn có một lực lượng tương đối mạnh khả dĩ có thể thay thế họ ngăn chặn và cầm chân lực lượng đối thủ chiến tranh lạnh hàng đầu. TC đang có tham vọng bành trướng tại Biển Đông, c̣n Hoa Kỳ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Nga Sô tại vùng này nên chúng ta không ngạc nhiên khi "kẻ cắp bà già" bắt tay nhau, Hoa Kỳ đă ngầm thỏa thuận để TC ngang nhiên lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH và sau này tiến xa hơn tới tận Trường Sa, cách lănh thổ TC cả ngàn cây số. Để mở đầu kế hoạch lấn chiếm, trên mặt ngoại giao, Bộ Ngoại Giao TC đột nhiên lên tiếng đ̣i chủ quyền tại Hoàng Sa, đồng thời lén lút cho ngư thuyền vơ trang chở quân lính giả dạng dân đánh cá đổ bộ lên một số đảo do VNCH kiểm soát từ lâu trong vùng Hoàng Sa. Dự đoán thế nào phía VNCH cũng phản ứng mạnh mẽ, chính phủ TC từ các giới chức cao cấp nhất như Chủ Tịch Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu B́nh, Châu Ân Lai và toàn bộ Quân Ủy Trung Ương đă đồng thanh quyết định sẽ dùng biện pháp quân sự để đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH nếu cần. Khởi đầu, họ đổ quân lên các đảo, đồng thời cho tàu bè và chiến hạm khiêu khích lực lượng VNCH. Nếu các chiến hạm VNCH lặng lẽ cúi đầu bỏ đi như lời một viên chứa Hoa Kỳ tại Việt Nam đe dọa "nếu các chiến hạm Việt Nam nổ súng tại Hoàng Sa, HQ/VNCH sẽ bị xoá tên ngay", TC sẽ ngang nhiên chiếm Hoàng Sa theo chiến thuật tiệm tiến "tầm ăn dâu" lấy từng đảo một như họ làm tại Trường Sa sau này. Ngược lại, nếu VNCH tham chiến, dù các HQ/VNCH có chiến thắng đánh ch́m tất cả các chiến hạm TC tại chỗ nhưng vẫn không thể giữ được Hoàng Sa v́ lực lượng tăng viện TC gồm nhiều chiến hạm tối tân và có cả phi cơ tham chiến sẽ kéo tới đánh ch́m các chiến hạm VNCH dễ dàng. V́ vậy, khi TDH Lư Thường Kiệt được phái ra Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 1 năm 1974 để thám sát, chính phủ TC liền lập tức xử dụng phương tiện quân sự. Tài liệu TC tóm lược kế hoạch lấn chiếm này như sau: "Lo ngại VNCH điên cuồng khiêu khích để chiếm Hoàng Sa, quân trên đảo báo cáo về Trung Ương và lập tức được tŕnh lên thượng cấp. Các đồng chí Zhou Enlai và Phó Chủ Tịch nhà nước Ye Jianying đệ tŕnh một kế hoạch phản công bằng quân sự và được chủ tịch Mao Zedong mau chóng chấp thuận. Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường chiến hạm tuần tiễu và dùng biện pháp quân sự để giữ đảo. Đồng chí Đặng Tiểu B́nh cùng giới lănh đạo quân sự thảo kế hoạch đánh chiến hạm địch, tái chiếm các đảo bị VNCH xâm lấn, đồng thời kiểm soát hoàn toàn vùng Hoàng Sa." Như vậy, chúng ta thấy rơ sách lược bành trướng tại Biển Đông đă được TC chuẩn bị kỹ càng, khởi đầu bằng việc gây hấn tiến chiếm Hoàng Sa. Đây là một quốc sách quan trọng đă được hoạch định từ lâu nên trận hải chiến tại Hoàng Sa đă được cố ư dự trù, tiên liệu, chuẩn bị và thiết kế chu đáo. Về phía VNCH, trong lúc phải đối đầu trong trận chiến một mất một c̣n với Việt Cộng trong nội địa, việc tham chiến tại Hoàng Sa chỉ là một sự t́nh cờ, cũng như TDH Lư Thường Kiệt HQ-16 ra Hoàng Sa với nhiệm vụ chính chở phái đoàn Công Binh thám sát thiết lập phi trường, t́nh cờ phát hiện ngư thuyền và quân TC trong vùng. Sau đó, VNCH mới hối hả phái các chiến hạm khác ra tăng cường. Đến đây tưởng cũng nên ghi nhận một điểm son về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đă đích thân thăm viếng BTL/HQ/V1DH để duyệt xét t́nh h́nh và ra lệnh bằng thủ bút cho phép Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH được toàn quyền hành động, kể cả việc xử dụng vơ lực để bảo vệ Hoàng Sa. Phó Đề Đốc Thoại đôi lúc cũng cảm thấy đơn độc, đă thi hành đúng đắn chỉ thị của thượng cấp khi ra lệnh "Khai Hỏa". Trong lúc chiến trường quốc nội gay go sôi động, ngoài biển TC đe dọa lấn chiếm Hoàng Sa; hành động "quyết chiến" đối đầu với kẻ thù truyền kiếp để bảo vệ lănh thổ của vị nguyên thủ VNCH phải được coi là quyết định lịch sử, có thể đem so sánh với thời "Hội Nghị Diên Hồng". Sau đó, TL/HQ/V1DH và các chiến sĩ HQ/VNCH nhất nhất tuân-hành quân lệnh do vị Tổng Tư Lệnh ban-hành, chiến đấu rất anh dũng tại Hoàng Sa theo đúng truyền thống chống ngoại xâm của tiền nhân Việt-tộc.
CÁC CHIẾN HẠM THAM CHIẾN
Khi các chiến hạm VNCH được phái tới Hoàng Sa, phía TC cũng tăng cường lực lượng hải quân của họ. Lúc đầu chỉ có 2 ngư thuyền vơ trang 402 và 407, sau đó thêm nhiều chiến hạm nhập vùng.Về tổng số chiến hạm tham chiến, tài liệu của TC ghi rất rơ ràng. Họ cho biết như sau: "Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T-396 và T-389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstad 271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K-274) thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh (TTĐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam c̣n phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Ḥa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu c̣n phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm lực thành phần tiếp ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ. Nếu nh́n vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch." Khi phân đội K-271 và K-274 trên chở một Trung Đội Bộ Binh tới vùng Hoàng Sa cũng là lúc hai KTH Trần Khánh Dư và TDH Lư Thường Kiệt của VNCH đang săn đuổi và đe dọa các ngư thuyền 402 (Nam Ngư 1) và 407 (Nam Ngư 2) của TC. Các chiến hạm TC lập tức phản ứng bằng cách gửi tín hiệu yêu cầu chiến hạm VNCH rời vùng. Tối 17 tháng 1, TDH Trần B́nh Trọng (HQ-5) và HTH Nhựt Tảo (HQ-10) rời quân cảng Đà Nẵng và tới Hoàng Sa vào buổi chiều ngày 18 tháng 1. Phía TC dùng chiến thuật "khiêu khích", cho các ngư thuyền bám sát chiến hạm VNCH để cản đường. Về những vận chuyển cắt đường và những hành động khiêu khích trên biển, tài liệu TC tường thuật như sau: "Sáng ngày 18 tháng 1, sau khi tuần tiễu vùng Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH một lần nữa lại có những hành động thù nghịch, tiến gần ngư thuyền 407 và dùng loa phóng thanh đuổi ngư thuyền này ra khỏi vùng. Tuy phải đối diện với tàu lớn và đại pháo, thuyền trưởng ngư thuyền 422 vẫn không sợ hăi trả lời: “Đây là lănh hải Trung Quốc, các anh phải rời xa ngay”. Phía VNCH có một sĩ quan đe dọa: “Nếu các anh không lập tức rời vùng sẽ bị đánh ch́m”. Khi thấy ngư thuyền 407 vẫn không bỏ đi, chiến hạm Trần Khánh Dư trở nên giận dữ, dùng hết tốc lực đụng vào khiến pḥng lái ngư thuyền 407 bị thủng một lỗ lớn. Lúc này toán chiến hạm K-271 cũng nhập vùng, lại gửi tín hiệu yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi vùng biển Hoàng Sa. Tới đêm 18 tháng 1, t́nh h́nh rất căng thẳng, đôi bên canh chừng lẫn nhau nhưng không có đụng độ." Phía TC đă tả lại khá rơ ràng biến cố KTH Trần Khánh Dư cố ư đụng vào ngư thuyền 407 khiến đài chỉ-huy bị phá-hủy, pḥng lái bị thủng một lỗ lớn, nhưng chi tiết "dùng hết tốc lực" có vẻ hơi quá đáng. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng KTH Trần Khánh Dư, cho biết lúc đó , t́nh h́nh rất căng thẳng, các ngư thuyền TC cố ư vận chuyển chận đường các chiến hạm VNCH, ngăn cản không cho lại gần hải-đảo để bảo vệ quân TC trên đó. Thoạt đầu HQ.4 đă dùng mọi biện pháp "ḥa b́nh" đúng theo luật đi biển yêu cầu họ rời khỏi lănh hải VNCH nhưng các ngư thuyền này vẫn không bỏ đi. Muốn t́m hiểu thêm về quyết định cố ư “đụng tàu” có tính toán này, chúng ta cần biết rơ nhiệm vụ của Hạm-Trưởng HQ.4 lúc bấy giờ. Theo đúng lệnh Hành-Quân, cho tới ngày 18 tháng 1, Hạm Trưởng HQ-4 vẫn c̣n kiêm nhiệm chức vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hành Quân bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Để chu toàn trọng trách, chiến hạm VNCH phải đổ quân để lấy lại các đảo đă bị quân TC chiếm đóng bất hợp pháp. V́ tàu TC đang tuần tiễu quanh các đảo có thể liều lĩnh đụng ch́m hay bắn vào các xuồng đổ bộ nên trước hết phải t́m cách cô lập hóa lực lượng yểm trợ này để bảo đảm an toàn cho toán đổ bộ. Thượng cấp lại đă ra lệnh “chiếm lại các đảo bằng biện pháp ḥa b́nh” trước khi xử dụng vũ lực. Do đó Hạm Trưởng HQ-4 chỉ có thể biểu lộ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng cách ủi vào ngư thuyền TC như một hành động cảnh cáo có tính toán buộc chúng phải rời vùng, trong lúc hải pháo sẵn sàng yểm trợ cho toán đổ quân nếu TC nổ súng trước. V́ vậy, Hạm Trưởng San mới ra lệnh dùng mũi tàu "ủi nhẹ" vào ngư thuyền 407 thấp hơn để cảnh cáo và cũng tượng trưng việc "đẩy" ngư thuyền TC ra khỏi hải phận VNCH. Nếu bị KTH Trần Khánh Dư cao lớn "dùng hết tốc lực" đụng vào, chắc ngư thuyền 407 đă về với hà bá, đâu c̣n cơ hội để kể lại chuyện này. Theo lời các thủy thủ trên các chiến hạm VN, các thủy thủ trên tàu TC đều có những cử chỉ khiêu khích thô tục, chửi bới khiến nhân viên VN rất tức giận, nhưng v́ tuân lệnh "chạm trán ḥa b́nh" nên buộc phải tự chế. Việc KTH Trần Khánh Dư đụng vào ngư thuyền 407 đă khiến các thủy thủ VN "lên tinh thần", hăng hái như đă trả được thù. Về biến cố "đụng tàu" này, tác giả Đào Dân hiện diện trên TDH Lư Thường Kiệt được chứng kiến tận mắt, thuật lại như sau: "Bốn chiếc tàu, 2 lớn ở ngoài, 2 nhỏ ở giữa vẫn thả trôi b́nh yên để mặc cho con người đấu khẩu. Có lẽ không c̣n kiên nhẫn được nữa, HQ 4 nổ máy đâm thẳng ngang hông tàu địch, đẩy nó ra khơi. v́ vận tốc chậm, có lẽ khoảng 2 máy tiến 1, nên không có thiệt hại nào cho bên địch, nếu có, có lẽ bát đũa nồi nêu cơm nước bị đổ bể tùm lum trong pḥng ăn và nhà bếp. Trước thái độ quyết liệt của HQ 4, tàu Trung Quốc đành nhượng bộ, mở máy, từ từ tăng tốc độ chạy về phía Nam của 2 đảo Duy Mộng và Quang Ḥa, để lại chiến trường một vùng nước bọt trắng xóa. Chúng tôi toàn thắng mà không tốn một viên đạn (chỉ tốn một cái húc của Trung Tá Vũ Hữu San). Đến đây người viết cần phải ngừng lại một chút vừa để hoan nghênh Hạm-Trưởng San …" Riêng đối với Hạm Trưởng San, chuyện đụng tàu trên biển này chắc cũng đă gây ra không ít suy-tư, v́ theo công pháp quốc tế, chiến hạm hay thương thuyền của một quốc gia được coi như lănh thổ của quốc gia đó. Như trước đây, Hoa Kỳ đă buộc Nhật Bản kư văn bản đầu hàng vô điều kiện chấm dứt thế chiến II tại Thái B́nh Dương trên Thiết Giáp Hạm Missouri bỏ neo trong vịnh Tokyo, một hành động tượng trưng coi như Nhật Bản đă phải kư ḥa ước trên đất Hoa Kỳ. Làm Hạm Trưởng, việc để chiến hạm mắc cạn hay đụng vào tàu khác là điều tối kỵ thường đưa tới việc mất chức. Hạm Trưởng San đă cố ư đụng tàu TC, chẳng khác nào tự ư "xâm lăng" Trung Quốc có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường-hợp có đối-thoại hay dàn-xếp thương-thuyết Việt-Hoa, Ông rất có thể trở thành “vật hy-sinh” và bị cả hai quốc-gia kết tội là kẻ gây nên chiến-tranh. Thiết tưởng đây là một hành động can đảm tuy tự chế, chẳng khác danh tướng Trần Quốc Toản đời Trần đă v́ tức giận giặc Tàu xâm lăng đă bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết! Một chi tiết khác khá quan trọng là TC cũng gửi 2 tiềm thủy đĩnh tham dự chiến dịch Hoàng Sa, nhưng sau khi trận chiến đă kết thúc. Tác giả Lu Qi Minh trong bài viết nhan đề "Tiềm Thủy Đĩnh TC Đầu Tiên Tham Dư Chiến Dịch" cho biết như sau: "V́ lo ngại Hoa Kỳ và VNCH không chịu rút lui dù đă bị thất bại, nên Hạm Đội TC vẫn phải gửi chiến hạm tăng cường lực lượng tại Hoàng Sa. Lúc đó trời băo, biển động mạnh nên các chiến hạm không rời bến được, do đó hai tiềm thủy đĩnh được lệnh công tác tại Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên tiềm thủy đĩnh dược dùng vào công tác chiến đấu nên phải có sự chấp thuận đặc biệt của chủ tịch Mao Trạch Đông. Hai tiềm thủy đĩnh dùng trong công tác mang số hiệu 282 và 289." Tóm lại về lực lượng tham chiến, phía TC có 2 ngư thuyền vơ trang mang số 402 và 407, hai TLH mang số 389 và 396, hai Kronstadt mang số 271 và 274 và hai Kronstadt 281 và 281 tăng viện. Trong số này, chỉ có 4 chiến hạm T-389, T-396, K-271 và K-274 trực tiếp tham chiến. C̣n K-281 và K-282 tới Hoàng Sa vào hồi 11 giờ 49 ngày 19 tháng 1, lúc đó trận hải chiến đă kết thúc (vào hồi 11 giờ). Chính hai chiến hạm mới đến này đă bắn ch́m HTH Nhựt Tảo. Hai tiềm thủy đĩnh mang số 282 và 289 cũng tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiễu và đề pḥng lực lượng VNCH trở lại tái chiếm quần đảo.
TRẬN HẢI CHIẾN
Tài liệu TC nói về trận hải chiến được tóm lược như sau: "Rạng sáng ngày 19 tháng 1, các chiến hạm VNCH chia thành hai phân đội. TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo hoạt động trong vùng ḷng chảo, từ phía Bắc gần đảo Hoàng Sa tiến về hướng Nam gần đảo Quang Ḥa. Trong khi đó, KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trọng bọc từ phía ngoài biển cũng tiến về đảo Quang Ḥa từ hướng Tây Nam. Nếu nh́n vào tầm cỡ và trọng tấn, phía VNCH gồm 3 chiến hạm lớn, trọng tấn khoảng 1,770 tấn mỗi chiếc và một chiến hạm nhỏ trọng tấn khoảng 650 tấn, như vậy tổng cộng trọng tấn phía VNCH khoảng 6,000 tấn, trong khi phía TC có hai chiến hạm loại Kronstad trọng tấn 570 tấn và hai Trục Lôi Hạm (TLH) loại T-43 trọng tấn 300 tấn, tổng cộng khoảng 1760 tấn. Về vũ khí, phía TC cỡ súng lớn nhất là 85 ly đôi trong khi VNCH có súng cỡ 127 ly. Như vậy về hỏa lực, phía VNCH cũng trội trội hơn. Các chiến hạm VNCH với hải pháo lớn chiếm vị trí bên ngoài lợi thế hơn, trong khi các chiến hạm TC ở phía trong gần các đảo. Trước ư đồ gây hấn của VNCH, theo chỉ thị của Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu đă đặt các đơn vị trực thuộc trong t́nh trạng báo động khẩn cấp, đồng thời ra lệnh cho các chiến hạm tại Hoàng Sa sẵn sáng đối phó nếu bị tấn công. Các chiến hạm TC được lện phối trí tại vùng đảo Quang Ḥa để bám sát các chiến hạm VNCH. Trước các họng đại pháo của chiến hạm VNCH, các chiến hạm TC tuy nhỏ hơn nhưng không hề nao núng. Hai TLH T-396 và T-389 có nhiệm vụ bám sát TDH Lư Thường Kiệt. Mặc dù nhỏ hơn với trọng tấn chỉ bằng một phần tư, T-396 vẫn không giảm tốc độ khi cản đường. TDH Lư Thường Kiệt ỷ vào súng lớn và vỏ tàu dầy hơn, chẳng những không đổi hướng mà c̣n dùng mũi đụng vào T-389 khiến sườn tàu và pháo tháp bị hư hại, sau đó c̣n cắt ngang đội h́nh TC. Các chiến hạm VNCH c̣n tiến về phía đảo Quang Ḥa thả xuống 4 xuồng cao su trên chở khoảng 40 quân VNCH để đổ bộ. Tuy lần đầu tiên đụng độ, nhưng dân quân TC vẫn nổ súng khiến VNCH bị chết 1, bị thương 3 khiến toán đổ bộ VNCH phải rút lui. Khi thấy cuộc đổ bộ bị thất bại, phía VNCH đổi chiến thuật, lợi dụng ưu thế về hỏa lực và vị trí thuận lợi để tấn công các chiến hạm TC. Trước hỏa lực hùng hậu của phía VNCH, các chiến hạm TC lần lượt bị trúng đạn. Phía TC lập tức phản công. Các HTH K-271 và K-274 tấn công các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trong của VNCH, trong khi các TLH T-396 và T-389 đối đầu TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Các chiến hạm VNCH khai triển đội h́nh cố giữ khoảng các lớn hơn hầu tận dụng hải pháo tầm xa, nhưng các chiến hạm TC có vận tốc cao hơn nên khoảng cách đôi bên mỗi lúc càng giảm, có lúc gần như sát vào nhau. V́ vậy, các chiến hạm TC tuy cỡ súng nhỏ, nhưng có nhịp bắn cao hơn nên chiếm được lợi thế. Sau mười ba phút giao tranh, hàng ngũ chiến hạm VNCH đâm ra rối loạn. KTH Trần Khánh Dư là Soái Hạm của Hải Đội VNCH nên bị hai HTH K-271 và K-274 dồn nỗ lực vây đánh. Mặc dầu KTH Trần Khánh Dư đă tận dụng hỏa lực dữ dội để mong làm chủ chiến trường, nhưng vẫn bị yếu thế v́ hỏa lực TC tập trung vào các giàn hải pháo chính và bị trúng đạn hư hại nhiều nơi khác, khói đen tỏa ra nhiều nơi, v́ vậy phải rời ṿng chiến. K- 274 không bỏ lỡ cơ hội, theo sát KHT Trần Khánh Dư. Thấy vậy TDH Trần B́nh Trọng vội chận đánh K-274 ngay bên ngang hông để cứu nguy cho Soái Hạm. Bị hỏa lực của hai chiến hạm VNCH tấn công cả hai phía trước và sau, K-274 bị trúng đạn nhiều nơi, tay lái bị bất khiển dụng phải dùng hệ thống lái tay, nhưng vẫn chạy hết tốc lực, cuối cùng chiếm lại được thế thượng phong. Tuy được lợi thế trong lúc cận chiến, nhưng cũng dễ bị trúng đạn đại pháo của các chiến hạm VNCH. K-274 bị một viên đạn bắn trúng đài chỉ huy khiến nhiều người chết và bị thương nên hệ thống truyền tin bị rối loạn nên phải dùng thủ lệnh. Tuy vậy, chiến hạm vẫn phản công khiến KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn tại nhiều chỗ, hiệu kỳ bị bằn đứt bay xuống biển. Xa hơn về phía Bắc, các TLH T-396 và T-389 nghênh cản TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Lúc đầu, chiến hạm TC tập trung hỏa lực vào mục tiêu lớn hơn là TDH Lư Thường Kiệt, nhưng bị HTH Nhựt Tảo chận bắn dữ dội. Các chiến hạm TC chuyển xạ nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến kho đạn phát nổ, hầm máy bị cháy không c̣n vận chuyển được nữa. TDH Lư Thường Kiệt cũng bị trúng đạn nên rời ṿng chiến. Thấy vậy, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng hối hả rời vùng." Phần tường thuật của TC về cuộc hải chiến, tuy có đôi chút trung thực, nhưng nặng hơn về mặt tuyên truyền. KTH Trần Khánh Dư đă không rời vùng dù bị hai chiến hạm TC vây đánh gây thiệt hại, có tới 912 vết đạn trên vỏ tàu. KTH Trần Khánh Dư là loại chiến-hạm tấn-công, kiến-trúc khoẻ nhất trong hải-đội với 4 pḥng hầm máy chánh và nhiều pḥng kín nước khác, sức chịu-đựng rất cao. Khi tàu Trung-Cộng bắt đầu rút về hướng Tây, rơi vào đúng ngay tầm bắn hữu-hiệu của hải-pháo 76.2 ly, các chiến hạm TC, đặc biệt K-274 bị trúng thêm mấy trái đạn lớn nữa, đến độ tê liệt.
CHIẾN LƯỢC CHIẾN THUẬT
Để đối đầu với hai phân đội chiến hạm VNCH, phía TC cũng chia các chiến hạm thành hai phân đội. Các HTH K-271 và K-274 phối trí tại vùng Tây Nam đảo Quang Ḥa để đối đầu với các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trọng, trong khi các TLH T-389 và T-386 chiếm vị trí xa hơn về phía Bắc để ngăn chặn các TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Nh́n chung, các chiến hạm VNCH chiếm vị trí h́nh cánh cung bên ngoài đảo Quang Ḥa, trong khi các chiến hạm TC cũng dàn h́nh cánh cung đối đầu, nhưng nằm bên trong, gần đảo hơn. Các chiến hạm TC tuy nhỏ, nhưng có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hơn nên đă xử dụng chiến thuật "cận chiến". Tài liệu TC mô tả như sau: "Chiếm được lợi thế v́ phối trí ở ṿng ngoài và lợi dụng hải pháo có thể bắn xa hơn[10], các chiến hạm VNCH khai triển đội h́nh, gia tăng khoảng cách. Các chiến hạm TC nhỏ và hỏa lực yếu hơn lại ở vào vị thế bên trong bất lợi nên phải thu hẹp chiến trường bằng cách mở hết tốc lực tiến về phía chiến hạm địch nhiều khi như cập vào nhau nên cỡ súng tuy nhỏ nhưng bắn nhanh nên các loạt đạn đều trúng mục tiêu." Trong lúc cận chiến, các chiến hạm TC cũng "Tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch “Dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu năo địch”, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch, trong lúc các TLH 396 và 389 hướng mọi họng súng vào TDH Lư Thường Kiệt. Do đó, hai chiến hạm VNCH bị thiệt hại nặng nề." Đến đây, chúng ta thấy rơ cấp chỉ huy TC đă sai lầm khi xác quyết "KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch" nên đă tập trung hỏa lực quyết tiêu diệt chiến hạm này. Thực tế, chúng ta đều biết soái hạm của hải đội VNCH là TDH Trần B́nh Trọng. V́ sự nhận định không chính xác nói trên nên lúc khởi đầu trận chiến, các chiến hạm TC đă bám sát "soái hạm" Trần Khánh Dư và "tập trung hỏa tiêu diệt các giàn hải pháo chính và thượng tầng kiến trúc khiến hệ thống truyền tin bị hư hại ." V́ bị hai chiến hạm TC dồn nỗ lực chặn đánh nên KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn khá nặng bên tả hạm. Theo báo cáo chính thức của BTL/Hành Quân Biển, tổng cộng KTH Trần Khánh Dư đếm được 37 lỗ đạn đường kính 4 tấc hay lớn hơn và 44 lỗ đạn khác nhỏ hơn 4 tấc. Giàn radar pḥng-không bị suy-giảm năng-lực phát-thâu và radar hải hành tạm thời bất khiển dụng trong ṿng hai giờ sau đó. Đổi lại, soái hạm K-271 của TC cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo tài liệu chưa được phối kiểm của Trần Đại Sỹ, Tư Lệnh mặt trận và toàn bộ tham mưu của TC bị tử thương. K-274 c̣n lại coi như không c̣n khả năng tác chiến.
TRƯỜNG HỢP HTH NHỰT TẢO (HQ-10)
Tài liệu TC cho biết: "Xa hơn về hướng Bắc, thừa lúc các TLH T-396 và T-389 dồn nỗ lực tấn công TDH Lư Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo tương đối rảnh rang liền bắn dữ dội vào hai chiến hạm TC. Bị tấn công ác liệt, hai chiến hạm TC chuyển xạ, tập trung hỏa lực nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến hầm đạn bị phát nổ. T-389 liền bám sát và tác xạ dữ dội vào chiến hạm đă bị thương này, không để chạy thoát. Tưởng cũng nên nói T-389 vừa được sửa chữa xong tại thủy xưởng ngày hôm trước th́ đêm sau đă nhận được ra Hoàng Sa nên chưa đủ th́ giờ để thử máy đường trường cũng như bắn thử hải pháo. V́ vậy, trong lúc hải chiến ác liệt, tuy HTH Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng T-389 cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên c̣n lại vẫn không sợ chết, kiên tŕ giữ vững vị trí chiến đấu. V́ hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đă bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không c̣n dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đă dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo v́ khoảng cách đôi bên quá gần. Trong lúc đó, TDH Lư Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, TLH 389 vẫn chống trả dữ dội. V́ sợ bị bắn trúng, TDH Lư Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lư Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo v́ bị hư hại nặng chỉ c̣n trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không c̣n đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là HTH 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rơ ràng không c̣n tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị ch́m tại vị trí chừng hai hải lư rưỡi về phía nam của băi san hô Antelope." HTH Nhựt Tảo lên đường ra Hoàng Sa cùng với TDH Trần B́nh Trọng vào tối 17 tháng 1. Theo lời kể lại của Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc trong bài "Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa "HTH HQ-10 Nhựt Tảo được chỉ định xung vào Hải Đoàn Đặc Nhiệm, với lư do chính là chiếc HTH này đang tuần dương ngay khu vực cửa khẩu Đà Nẵng nên giảm bớt thời gian di chuyển, chiến hạm chỉ có một máy chánh khiển dụng mà thôi." Như vậy, HTH Nhựt Tảo không những là chiến hạm nhỏ, có hỏa lực yếu nhất trong Hải Đội Đặc Nhiệm mà t́nh trạng kỹ thuật cũng kém khả quan, chỉ c̣n một máy chánh. Trong phúc tŕnh "Diễn Tiến Hành Quân Hoàng Sa" ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần B́nh Trọng cũng ghi rơ "Ngày 18-01-1974 lúc 0315H (chi chú của người viết: 3 giờ 12 phút sáng), chiến hạm đế điểm hẹn với HQ.10 tại vị trí 083 độ đèn Tiên Sa 090 (ghi chú của người viết: hướng đông của hải đăng Tiên Sa, cách 9 hải lư). Hồi 0327H v́ t́nh trạng kỹ thuật của HQ.10 kém và để đúng giờ hẹn tại Hoàng Sa theo như đă dự trù, chiến hạm đươc lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 3) cho tăng máy, tách khỏi đội h́nh với HQ.10, trưc chỉ đảo Cam Tuyền." Trong một trận hải chiến, ngoài hỏa lực hải pháo, việc vận chuyển mau chóng vào vị trí thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. T́nh trạng kỹ thuật kém "chỉ c̣n một máy" của HTH Nhựt Tảo gây khó khăn trong việc vận chuyển có lẽ đă là nguyên nhân chính khiến chiến hạm này bị đánh ch́m. Chúng ta tự hỏi nếu HTH Nhựt Tảo c̣n đủ hai máy chánh, dù bị bắn thiệt hại c̣n một máy vẫn có thể tự vận chuyển được, biết đâu có thể tới vùng an toàn, v́ lúc đó các chiến hạm TC đều đă bị hư hại nặng, không c̣n khả năng truy kích. Tuy là chiến hạm yếu nhất, nhưng HTH Nhựt Tảo đă chiến đấu hăng hái và dũng cảm nhất. Khi thấy hai TLH T-389 và T-396 dồn nỗ lực tấn công TDH Lư Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo lập tức can thiệp, dùng hải pháo tác xạ chính xác chiến hạm TC khiến T-389 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, Hạm Trưởng tử thương, pḥng máy bị cháy. T-389 cũng bị hư hại nặng, trôi nổi trên mặt biển tương tự như HTH Nhựt Tảo, có lúc hai đối thủ đụng vào nhau như Trung Úy Nguyễn Đông Mai thuộc HTH Nhựt Tảo diễn tả trong bài viết "Lần Đào Thoát Tại Hoàng Sa: "Rồi chừng 15 phút sau, một tiếng va chạm mạnh khiến chúng tôi té nhào trên sàn tàu. Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn v́ v́ vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ.10 đâm vào tả hạm chiếc 396". Tài liệu TC cũng xác nhận thêm "Nếu T-389 không dạt vào một băi san hô, chắc chắn cũng sẽ bị ch́m". Như vậy HTH Nhựt Tảo tuy bị ch́m, nhưng đối thủ cũng bị thiệt hại tương tự, coi như một đổi một. Trận hải chiến khởi đầu lúc 10 giờ 23 phút, khoảng nửa giờ sau đó các chiến hạm VNCH rời vùng, chỉ c̣n lại HTH Nhựt Tảo bị hư hại nặng trôi nổi trên mặt biển, nhân viên đă xuống bè đào thoát, không c̣n ai trên tàu. Về những giây phút cuối của HTH Nhựt Tảo, tài liệu TC ghi rơ: "Tới 11 giờ 49 phút, hai HTH K-281 và K-282 do Phân Đoàn Trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy từ căn cứ hải quân Shantou tăng viện đến vùng Hoàng Sa. K-281 tập trung hỏa lực bắn vào xác HTH Nhựt Tảo. Măi đến 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo mới bị ch́m tại vị tri Nam băi san hô Antelope, khoảng cách chừng 2.5 hải lư." Sau này một số bài viết cho rằng HTH Nhựt Tảo bị trúng hỏa tiễn TC vào đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng hy sinh. Tuy nhiên, các chiến hạm TC tham chiến cũng không được trang bị hỏa tiễn hải - hải và tài liệu TC cũng nói rơ không có Phi Tiễn Đĩnh (PTĐ) Komar tại Hoàng Sa. Dĩ nhiên, chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của họ, nhưng có thể suy đoán t́m câu trả lời hợp lư. Trước hết, PTĐ Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải Styx là loại Ai Cập đă dùng để bắn ch́m Khu Trục Hạm Eilat của Do Thái vào tháng 10 năm 1967 gần cảng Port Said. Nếu hỏa tiễn Styx có thể đánh ch́m một chiến hạm lớn nhất và cũng là soái hạm của HQ Do Thái th́ đối với HTH Nhựt Tảo là chiến hạm nhỏ hơn, bị trúng hỏa tiễn Styx chắc không trôi nổi trên mặt biển, măi mấy tiếng đồng hồ sau mới bị chiến hạm tăng viện của TC bắn ch́m. Ngoài ra, nếu có hỏa tiễn, theo đúng sách lược "đánh vào chỗ mạnh nhất của Mao Trạch Đông", chắc chắn TC sẽ nhằm vào chiến hạm VNCH lớn và quan trọng, như "soái hạm" Trần Khánh Dư hoặc các TDH, hơn là HTH Nhựt Tảo nhỏ. Hơn nữa, mỗi Phi Tiễn Đĩnh Komar được trang bị 2 hỏa tiễn Styx, nếu tham chiến có lẽ sẽ bắn cả 2 hỏa tiễn vào các chiến hạm VNCH, gây thiệt hại nhiều hơn, thay v́ chỉ bắn HTH Nhựt Tảo. Về mặt chiến thuật, hỏa tiễn cũng như pháo binh, chỉ hiệu quả khi mục tiêu được xác định rơ ràng, chính xác. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, chiến hạm đôi bên đều trong thế "cận chiến" trộn lẫn vào nhau, việc xử dụng hỏa tiễn có thể gây thiệt hại cho chính lực lượng ḿnh. V́ những lư do trên, cộng thêm lời xác nhận về phía TC, chúng tôi nghĩ rằng TC đă không có hỏa tiễn hải - hải trong trận hải chiến Hoàng Sa. Rất có thể, bộ binh theo tàu để đổ bộ xử dụng một số hỏa tiễn “cầm tay” mang theo hoặc bất cứ vũ khí nào khác khi khoảng cách đôi bên quá gần.
THIỆT HẠI
Về phần thiệt hại, tài liệu TC cho biết: "Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía TC, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 Hạm Trưởng và 67 người khác bị thương. T-389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào băi san hô chắc chắn sẽ bị ch́m. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung b́nh". Theo tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ (chưa thấy Trung-Cộng phản-đối) cho biết cả 4 Hạm Trưởng các chiến hạm TC gồm 3 Đại Tá và 1 Trung Tá đều bị tử thương. Ngoài ra, BTL mặt trận gồm 1 Đô Đốc, 4 Đại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương. Chúng tôi rất dè dặt khi loan tin này, v́ tác giả Trần Đại Sĩ không cung cấp rơ ràng xuất sứ của nguồn tin trên. Hơn nữa, các chiến hạm TC đều thuộc loại nhỏ, thủy thủ đoàn không quá trăm người, nên Hạm Trưởng mang cấp bậc Đại Tá là điều hăn hữu. Nếu c̣n một số nghi vấn về thiệt hại nhân mạng, chúng ta có nhiều bằng cớ khá xác đáng về mặt các chiến hạm TC. Trận hải chiến kết thúc vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974 sau chừng 30 phút giao tranh khi ba chiến hạm VNCH rời vùng, chỉ c̣n lại 4 chiến hạm TC và HTH Nhựt Tảo bị hư hại không tự vận chuyển được, các nhân viên đă xuống bè đào thoát. Nếu chưa bị ch́m hoặc lên cạn hết, chắc chắn chiến hạm TC sẽ lại gần HTH Nhựt Tảo, bắt sống những người trên bè đào thoát và đánh ch́m đối thủ. Nhưng thực tế cho thấy không một chiến hạm TC nào ngăn chận được các bè đào thoát và phải chờ hơn 3 tiếng đồng hồ sau, lực lượng tăng viện vừa tới gồm các K-281 va K-282 mới bắn ch́m HTH Nhựt Tảo. Điều này cho thấy cả 4 chiến hạm TC trực tiếp tham chiến hoặc đă bị ch́m, hoặc ủi băi san hô hay hư hại nặng, không c̣n vận chuyển được nữa. Qua lời tường thuật của TC về trường hợp các chiến hạm của họ bị trúng đạn hư hại ra sao, gặp những khó khăn nào, cộng với bằng chứng chỉ c̣n 2 chiến hạm tăng viện hoạt động sau trận hải chiến, chúng ta có thể khá chắc chắn t́m ra sự thật. Đó là cả 4 chiến hạm TC trực tiếp tham chiến đều bị bắn hư hại nặng, nếu không ch́m hay lên cạn cũng sẽ bị phế thải.
KẾT LUẬN
Trận hải chiến tại Quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 đă trở thành lịch sử. Việc thành bại, hơn thua không c̣n được đặt nặng so với nhu cầu t́m hiểu sự thật và vinh danh các chiến sĩ HQ/VNCH tham dự trận đánh bảo vệ quê cha đất tổ, đă chết hay c̣n sống. Dù phải đối đầu với kẻ thù mạnh hơn nhiều lần, nhưng các chiến sĩ HQ/VNCH đă tận dụng mọi khả năng, phương tiện hiện có và nhất là tinh thần chiến đấu, truyền thống hào hùng ngang nhiên bắn vào tàu địch, khiến đối phương cũng phải kiêng sợ và thán phục. Các yếu tố "Thời, Thế và Cơ" cần thiết cho chiến thắng đều không nằm trong tay Hải Đội VNCH. Giả sử chúng ta có đánh ch́m hết các chiến hạm TC tại Hoàng Sa, thu được thành quả tuyệt đối về mặt chiến thuật, nhưng cũng sẽ phải rời bỏ vùng hải đảo thân yêu này để bảo toàn lực lượng, v́ dù có vận dụng hết khả năng cũng khó bề đương cự với Hải Quân TC. Để kết thúc, chúng tôi mạn phép tác giả Ngô Minh Hằng, mượn bài thơ rất cảm động của nữ sĩ để vinh danh các chiến sĩ Hoàng Sa, đồng thời bày tỏ kỳ vọng "Sẽ Có Một Ngày…"
Sẽ Có Một Ngày… (Kính dâng hương hồn các chiến sĩ Hải Quân VNCH đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa) Việt Nam xưa, Đức Thánh Trần Bạch Đằng cưỡi ngọn sóng thần tuốt gươm Giặc Mông Cổ t́m đường tháo chạy Tướng như quân hết thảy rụng rời Tàn binh cọc nhọn thây phơi Một phen thủy chiến muôn đời sử xanh (1287) Mộng xâm lấn tranh giành bờ cơi Vẫn âm mưu dẫn lối quân Tàu Sáu trăm tám bảy năm sau (1974) Hoàng Sa máu lại đỏ ngầu biển Đông Trận hải chiến hào hùng, khốc liệt Với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa Đây, trang chiến sử Hoàng Sa Chỉ huy Hải đội, họ Hà điều binh (1) Bốn chiến hạm hải tŕnh tham chiến (2) Những người con của biển kiên cường Trong ṿng lửa đạn đau thương Lưu danh muôn thuở tấm gương anh hùng Và chiến đấu vô cùng dũng liệt Dù địch quân ứng chiến đông hơn Đạn bay súng nổ từng cơn Bốn tàu Trung Cộng chiến trường lâm nguy Cái bị pháo ch́m đi mất dấu Cái nước theo phía hậu tuôn vào Địch quân hoảng hốt xôn xao Và quân ta cũng bước vào khó khăn Gương chiến đấu Bạch Đằng bỗng hiện Sáng như sao trên phiến linh hồn Biển xanh đỏ máu oan hờn Chiến hạm Nhật Tảo trong cơn nguy nàn (3) Đă anh dũng chặn làn sóng địch Để đoàn quân rời đích an toàn Ḷng tàu nước ngập, máu loang Nhưng ḷng thủy thủ hiên ngang trên tàu Ngay cả lúc ch́m sâu đáy biển Vẫn một niềm tận hiến, hy sinh Trong ḷng biển mẹ mông mênh Trái tim bất khuất đau t́nh quê hương! Sẽ một ngày trùng dương sóng nổi Về Hoàng Sa rửa mối hận này Chủ quyền Hoàng đảo trong tay Xanh reo ngọn sóng, vàng bay sắc cờ Sẽ một ngày cơi bờ dân Việt Thoát qua hồi nạn kiếp đau thương Có anh đứng giữa đại dương Hát mừng bốn cơi quê hương thanh b́nh Ngô Minh HằngChú Thích của Trần Đỗ Cẩm (1). Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Đội VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa. (2). Bốn chiến hạm HQVNCH tham chiến trong trận Hoàng Sa gồm: - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Khóa 10 SQHQ/Nha Tran)g làm Hạm Trưởng. - Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng (HQ-5) do HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Đây là Soái Hạm. Đại Tá Hà Văn Ngạc ở trên chiến hạm này chỉ huy trận đánh. - Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do HQ Trung Tá Vũ Hữu San (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng. - Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ-10) do HQ Thiếu/Tá Ngụy Văn Thà (Khóa 12 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng. (3). Hạm Trưởng HQ-10, Th/T Ngụy Văn Thà bị thương, quyết ở lại trên tàu. Ba đoàn viên tên Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai và Phạm Anh Dũng đă hy sinh ở lại bắn chặn tàu Trung Cộng để đồng đội an toàn rời khỏi chiến hạm. HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và ba đoàn viên đă can đảm trong truyền thống "chết theo tàu" và để lại bao nhớ tiếc đau thương cho những người ở lại.
Trần Đỗ Cẩm (Austin, Texas tháng 1/2004)
[1] Chiến-hạm HQVNCH thường mang chỉ-danh hai chữ HQ (Hải-Quân) Có thể viết hai cách HQ.4 hay HQ-4. [2] Quân-Ủy Trung-Ương Trung-Cộng bắt đầu “ngán” KTH Trần-Khánh-Dư (họ gọi là Soái-hạm số 4 – “4th command ship”), rất ngại HQ.4 bất-thần tấn-công bất-cứ lúc nào. Translated From http://www.ccjs.net/1117/171/23.HTM: According to the instruction from superiors spirit, the command hunts for the submarine rapidly closes up, monitors the enemy 4th command ship motion, takes strict precautions against the enemy warship the suddenly attack. [3] Hải Đội 3 Tuần Dương là một tổ-chức hành-chánh trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Hai Hải-đội kia là Hải-đội 1 Tuần-Duyên (gồm các Tuần-Duyên-Hạm, Giang-Pháo-Hạm, Trợ-Chiến-Hạm) và Hải-đội 2 Chuyển-Vận (gồm các Dương-Vận-Hạm, Hải-Vận-Hạm, Giang-Vận-Hạm, Hỏa-Vận-Hạm). [4] Không có hê-thống radar khiển-xạ, vũ-khí của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (2 cây 76.2 ly -3 inch.) lúc đó thật ra chỉ tương-đương vớ́ Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 (ngoài 76.2 ly HQ.10 c̣n có 2 cây 40 ly Bofors) và thua xa loại Tuần-Dương-Hạm WHEC (với đại bác 127 ly và 4 đại bác 40 ly), cũng như kém hẳn Kronstadt Trung-Cộng (với đại bác 100 ly -3.9 inch.- và 2 đại bác 37 ly). [5] Riêng Khu Trục Hạm VNCH được trang-bị 76.2 ly -3 inch. [6] Thơ của Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân CHT/ Sở Pḥng-Vệ Duyên-hải (Ngày 20-1-1974), thay mặt các chiến-sĩ đổ-bộ, đă viết: “ngh́n năm ghi ơn”, nhờ những quyết-định sáng suốt và kịp thời của Hạm-Trưởng HQ.4 khi điều-động các toán đổ-bộ Biệt-hải và Hải-kích, do đó cứu sinh-mạng người sống, giảm-thiểu sự hy-sinh vô-ích. Thơ này sẽ phổ-biến sau v́ sách không c̣n chỗ. [7] Trên HQ.4, thủy-thủ-đoàn nh́n qua ống nḥm thấy rơ ràng cả đến những vành mũ vàng choé của các Sĩ-Quan Cao-Cấp Trung-Cộng quá đông trên đài chỉ-huy của Kronstadt. Lời Hạm-Trưởng HQ.4 nói “Vàng nhiều rồi sẽ thành đỏ hết” như là lời tiên-đoán. Chừng một giờ sau, nhiều người trong nhóm này tử-trận. [8] MSF - Mine Sweeper Fleet. [9] Trong những lần huấn-luyện ngoài khơi, HQ.4 luôn-luôn đoạt ưu-hạng. Báo cáo hoạt-động của Toán Pḥng-tai này c̣n được lưu-giữ, chứng-minh rơ-ràng điều đó. [10] Điều này không hoàn-toàn đúng v́ đại-bác trang-bị trên Kronstadt lớn hơn và bắn xa hơn hải-pháo 76.2 ly của HQ.4.
|
|
This site was last updated 04/02/18