05/03/18 |
|
Giới-thiệu dự-án “Hải-Chiến Hoàng-Sa” Một cột mốc nhỏ trên chặng đường dài Hải-Sử
Cuốn sách nhỏ “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” có tính-cách sử-liệu này ra mắt trong dịp lễ Giỗ Trận Hoàng-Sa 30 năm vào ngày 19-1-2004. Đây là cuốn sách khởi đầu cho một dự-án khá lớn. Chúng tôi đang làm việc để hoàn-tất một tác-phẩm song-ngữ Việt-Anh có tính hải-sử lớn lao hơn trong tương-lai, nhan-đề “Hải-Chiến Hoàng-Sa”. Kính mời Quư-Vị theo dơi loạt bài này và sẵn ḷng yểm-trợ chúng tôi hoàn-tất dự-án. Chân-thành cảm-tạ.
* * * Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (TC) tại quần đảo Hoàng Sa đă xảy ra cách đây đă tṛn 30 năm, vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Dư âm của trận đánh vẫn c̣n vang vọng với nhiều hậu quả quan trọng. Đây là lần đầu tiên từ đời nhà Trần vào thế kỷ 13, thủy quân Việt-Nam và Trung-Hoa lại đụng độ nhau ác-liệt[1]. Nếu những trận thủy chiến ngày xưa tại cửa biển Hàm Tử, Vân Đồn, Chương Dương v.v... và sông Bạch Đằng đă chấm dứt giấc mộng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, th́ trận hải chiến thời nay[2] đă không kết thúc mà lại mở đầu cho những diễn biến liên quan mật thiết đến tương lai của Việt Nam cũng như có thể làm thay đổi t́nh h́nh tại vùng Đông Nam Á và ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu. Trong suốt thời gian 30 năm qua, phía VNCH đă có nhiều bài viết khả tín liên quan tới trận đánh, đa số của các cựu quân nhân Hải Quân đă trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan. Cũng đă có lắm nỗ lực nhằm tường-thuật lại trận hải chiến, nhưng tựu chung, vẫn c̣n nhiều chi tiết thiếu chính xác và nghi vấn chưa được giải đáp về biến cố quan trọng này. Điển h́nh trong thời gian gần đây, Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH (THHQ/HH/VNCH) tại Hoa Kỳ đă tích cực thu thập tài liệu với thiện chí hoàn thành tập Hải Sử Hoàng Sa. Chúng tôi rất hy vọng và ước mong việc làm cần thiết, đáng ca ngợi này sớm đạt được thành quả cụ thể để thế hệ mai sau và các sử gia trên thế giới có tập tài liệu xứng đáng, đúng tiêu chuẩn sử quan về Hoàng Sa, giúp ích cho việc nghiên cứu sau này. Trong khi chờ đợi cuốn hải sử chính thức về Hoàng Sa được phát hành, thiết tưởng mỗi cá nhân, đoàn thể tùy theo khả năng và hoàn cảnh cũng nên đóng góp kiến thức, tiếp tay với THHQ/HH/VNCH trong việc thực hiện Hải Sử để sự hy sinh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH không bị mai một. Việc làm của chúng tôi cũng không ngoài mục đích cộng tác với THHQ/HH/VNCH cung-cấp thêm một số sử-liệu chính-xác để lại cho các Sử-gia thế-hệ mai sau. Chúng ta đều biết một trong những trở ngại chính cho việc biên khảo về biến cố xảy ra trong quá khứ là vấn đề sưu tầm tài liệu. Muốn bài viết được tương đối khách quan và phản ảnh phần nào sự thật, cần nghiên cứu và đối chiếu nhận xét cũng như nhăn quan của các phe liên hệ qua những sách vở, phúc tŕnh chính thức, đồng thời phỏng vấn những nhân chứng. Khi biên khảo về Hoàng Sa, khó khăn càng thêm chồng chất v́ tài liệu chính thức hầu như không có.[3] Hiện nay tại hải ngoại, ngoài các bài viết đa số thuộc loại hồi kư của phía VNCH, chúng ta hầu như không c̣n tài liệu nào của Hải Quân ghi lại trận đánh lịch sử này. Rất tiếc, kư ức là năng khiếu đầu tiên phai mờ cùng thời gian. Hơn nữa, một cá nhân dù là cấp chỉ huy vẫn không thể có tầm nh́n bao quát toàn sự kiện, phần lớn chỉ biết được phạm vi trách nhiệm cũng như tầm nh́n từ vị trí của ḿnh, nên có viết lại được trung thực cũng khó giúp người đọc thấu triệt mọi diễn tiến. Đó là chưa kể yếu tố tâm lư chủ quan, hoặc áp lực tránh đụng chạm cũng đưa đến nhiều nhận xét có phần thiên lệch, tránh né sự thật. Về phía Trung Cộng, do khái niệm Tự Do Ngôn Luận thường thiếu được tôn trọng trong chế độ Cộng Sản, các tài liệu chính thức về Hải-Chiến Hoàng-Sa đă chỉ được công bố một cách ngắn ngủi và nặng tuyên-truyền trên các tờ báo như Beijing Reviews, China Quarterly... Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhờ chính sách "cởi trói" tại Hoa Lục và những tiến bộ vượt bực của mạng lưới toàn cầu Internet, chúng tôi đă t́m được một số bài viết cũng thuộc loại hồi kư của những người đă trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới trận đánh cùng một số phúc tŕnh bán chính thức của TC như các chiến hạm tham chiến, danh sách cấp chỉ huy, báo cáo thiệt hại v.v... Nếu loại bỏ quan điểm chủ quan đôi khi quá khích thường thấy của những cán bộ Cộng Sản và khía cạnh tuyên truyền cố hữu, chúng ta có thể gạn lọc được một số chi tiết hữu dụng. Đặc-biệt, các phần vận-chuyển chiến-hạm và xạ-kích hải-pháo mà đôi bên trao đổi nhau, nhờ các tài-liệu này, được nh́n ra rơ ràng hơn.[4] Riêng phần Hoa Kỳ, sau nhiều lần tiếp xúc với các cơ quan Quân Sử, những Cựu HQVN đều được trả lời là HQHK không hề có một tài liệu nào liên quan tới Hoàng Sa. Đây là điều khó tin v́ trong thời điểm xảy ra trận đánh, Hạm Đội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ vẫn c̣n nhiều chiến hạm hoạt động trong vùng Biển Đông ngoài khơi Việt Nam, rất gần Đảo Hải Nam và Hoàng Sa. Chỉ với các chiến hạm "b́nh phong" pḥng không và pḥng thủy tiêu chuẩn của một Hải Đoàn Mẫu Hạm, họ đă có khả năng kiểm soát không phận và hải phận vịnh Bắc Việt, đó là chưa kể các vệ tinh và phi cơ không thám thường trực bao vùng. Chắc chắn mọi di chuyển dù nhỏ trên không cũng như dưới biển đều không thể lọt qua được màng lưới trinh sát của họ. V́ vậy, sự im lặng khó hiểu của các giới quân sự Hoa Kỳ về một biến cố quan trọng xảy ra ngay trong vùng hoạt-động của họ chỉ có thể giải thích bằng quan điểm chưa muốn công bố sự thật về những sắp xếp có sẵn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tưởng cũng nên nói một số báo chí Hoa Kỳ tuy không cung cấp được những chi tiết chính xác về trận hải chiến, nhưng cũng đă loan tin một số chiến hạm Hoa Kỳ hiện diện trong vùng lúc xảy ra trận đánh, dù hải quân Hoa Kỳ vẫn không xác nhận.[5] Ư thức được tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa trong lịch-sử cũng như về mặt chiến lược, chiến thuật cùng những hệ quả của nó, chúng tôi cố gắng đóng góp một số bài viết căn bản với hoài băo giúp độc giả có một tầm nh́n khách quan tương đối trung thực về những sự kiện đă xảy ra cũng như những hậu quả liên quan tới trận hải chiến. Để đạt tới mục tiêu này, chúng tôi đă căn cứ vào những tài liệu cụ thể hiện có, thu thập thêm những dữ kiện liên quan về phía Trung Cộng cũng như Hoa Kỳ và phỏng vấn những nhân chứng. Tất cả những chất liệu thâu thập sau đó được phân tích, kiểm chứng rồi tổng hợp qua một quá tŕnh nghiên cứu tỉ mỷ để hy vọng đạt được mục đích trung thực và khách quan càng nhiều càng tốt trong hoàn cảnh khó khăn v́ thiếu thốn phương tiện cũng như tài liệu hiện nay. Chúng tôi chọn thời điểm này v́ thiết tưởng với thời gian 30 năm đă qua kể từ ngày xảy ra trận hải chiến, mọi xúc động ban đầu đă phần nào lắng đọng nhưng trí nhớ con người vẫn c̣n đủ minh mẫn để gợi lại những diễn biến mấu chốt. Hơn nữa, những chứng nhân chính, ngoài Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc đă khuất núi, trở lại với Hoàng Sa cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 [6], vẫn c̣n nhiều cấp chỉ huy có thẩm quyền, cũng như SQ, HSQ và đoàn viên khác c̣n sống có thể mô tả khá trung thực những chi tiết về trận hải chiến. Một yếu tố nữa khiến các bài viết có thể giữ được yếu tố khách quan v́ áp lực theo hệ thống quân giai từ các giới chức thẩm quyền đă ngưng tồn tại, cũng như yếu tố "tuyên truyền" không c̣n cần thiết. Ngoài ra, khi nhắc tới quyết tâm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong nhiệm vụ bảo vệ lănh thổ tại Hoàng Sa, chúng ta không khỏi liên tưởng đến bức công hàm tai-hại của Ông Phạm Văn Đồng[7]. So sánh tinh thần chiến đấu anh dũng, dù trong hoàn cảnh khó khăn "lưỡng đầu thọ địch" của các chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Ḥa với thái độ tắc trách trên, chúng ta thấy rơ đâu là chính nghĩa cao-cả bảo vệ quốc gia. Giống như một trong những điểm xác định vị trí của chiến hạm trên hải đồ trong cuộc hành tŕnh dài, tập “Tài-liệu Hải-chiến Hoàng-Sa” này chỉ là một "kiểm điểm" (checkpoint) đánh dấu cột mốc nhỏ của dự án về Hải-Chiến Hoàng Sa mà mục tiêu tối hậu là một tập tài liệu trung thực, khách quan và khả tín được ấn hành bằng song ngữ Việt-Anh với nhiều phụ bản, h́nh ảnh, phóng đồ v.v... để các thế hệ mai sau cũng như các sử gia trên thế giới có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Mục đích trên có thể đạt được hay không c̣n tùy thuộc vào yếu tố thời gian, hoàn cảnh cũng như phương tiện cho phép. Trước đây, các chiến hạm HQVNCH đă lướt sóng trực chỉ Hoàng Sa để đương đầu với quân xâm lăng mạnh hơn nhiều lần, thành công hay thất bại không phải là yếu tố chính v́ c̣n tùy thuộc vào nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Tinh thần phục vụ, ư chí quyết chiến để bảo vệ lănh hải mới là điều quan trọng. Tương tự, ư định hoàn tất tác phẩm đầy đủ về trận hải chiến Hoàng Sa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa chắc sẽ được hoàn thành viên măn, nhưng với ư chí và quyết tâm của nhóm biên tập, cộng thêm sự trợ giúp quí báu của những người có tâm huyết c̣n nặng ḷng với sự nghiệp tiền nhân, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ít nhiều kết quả mong muốn nào đó.
Trân trọng, Chủ-biên: Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm
[1] Cao Van Vien. The Final Collapse. Washington, D.C. 20402, USA, 1983: “Hải-chiến tại Hoàng-Sa vào năm 1974 tuy ngắn-ngủi nhưng (thực-sự) ác-liệt.” [2] Đặc-biệt, Hoàng-Sa là cuộc Hải-chiến ngoài biển khơi đầu tiên xảy ra giữa các quốc-gia “bản-địa” vùng Đông-Nam-Á. Trận chiến diễn ra trên mặt biển cách xa đất liền 400 cây-số. [3] Rất nhiều tài-liệu liên-hệ đến Hải-chiến Hoàng-Sa đă bị tiêu-hủy khi CS Hà-Nội xâm lăng toàn-thể VNCH vào năm 1975. Tuy vậy theo báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n sót lại một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQVNCH tŕnh BTTM/QLVNCH nằm tại Hà-Nội. Người ta cũng biết chắc-chắn rằng CSVN chưa bao giờ quan-tâm tới việc nghiên-cứu tài-liệu hệ-trong này trong bất cứ một mục-đích ǵ. Một phần bản sao của “Bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa” này may mắn được Đại-tá TMT/HhQ/Lưu-đông Biển lưu giữ và đang dự-trù cho phổ-biến trong Tuyển-Tập Hải-Sử. [4] Điển-h́nh như t́m ra giải đáp cho câu hỏi “quan-niêm điều-quân của Hải-Quân Trung-Cộng và thiệt-hại chi-tiết về các chiến-hạm địch tham-chiến như thế nào?” [5] Tài-liệu được giới học-giả quốc-tế coi là xuất-xắc nhất về việc phân-tích chiến-thuật chiến-lược Trung-Cộng trong âm-mưu xâm-lăng Hoàng-Sa là do Marwyn S. Samuels nghiên-cứu: Contest for the South China Sea, Mathuen & Co, New York & London, 1982 [6] Vị CHT Hành-quân Hoàng-Sa lúc Hải-chiến, Ông Hà Văn Ngạc, đă từ trần ngày 12 tháng 2 năm 1999 tại Dallas, Texas. Trước Ông Hà Văn Ngạc, Hạm-Trưởng Vũ Hữu San là CHT Lực Lương (giai-đoạn đầu). [7] Bức công hàm này “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/58, của Chính phủ nước Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Hà-Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958” do Phạm Văn Đồng Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa (ấn kư) gửi : Chu Ân Lai, Tổng lư Quân vụ viện Nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh |
This site was last updated 04/11/18